Job Profile là gì? Job Profile khác gì với JD?
Job Profile là gì?
Job Profile là gì? Là câu hỏi được sử dụng rất phổ biến. Cũng dễ hiểu thôi, vì ở thị trường Việt Nam, hầu như nó không được đề cập nhiều.
Job Profile (JP) – Hồ sơ công việc là bản phác thảo tổng quan, đầy đủ về một công việc nhất định.
Bao gồm thông tin về công việc, các nhiệm vụ chính, khung năng lực và các yêu cầu khác đối với người đảm nhận.
Trong một số trường hợp, JP bao gồm cả KPIs và dải lương đi kèm.
Humm… nó khác gì với Job Description (JD) nhỉ! Mình sẽ giải thích đầy đủ cho bạn trong bài viết này.
Nhưng trước mắt, chúng ta hãy tìm hiểu kỹ về nó một chút đã.
Xem thêm: Khóa học Total Rewards (Global standards)
Mục đích của Job Profile là gì?
Job Profile được tạo ra để đáp ứng nhiều mục đích quan trọng.
Khi mình nói JP là nguồn gốc của JD và Job Posting. Thì chắc bạn đã biết mục đích của Job Profile là gì rồi đúng không?
Bật mí một chút, Job Posting là bản tin đăng tuyển dụng. Nó cũng hay được viết tắt là JP, nhưng mình tin, bạn sẽ không nhầm lẫn đâu.
Vậy, hãy xem các mục đích của Job Profile mà bạn nghĩ tới, có trùng khớp với danh sách dưới đây không!?
Job Profile là Hồ sơ tổng quan, đầy đủ về một công việc
Bạn hình dung thế này!
Đối với chúng ta, hồ sơ tổng quan sẽ là cái sơ yếu lý lịch, còn đối với các công việc thì sẽ là Job Profile.
Job Profile là cái hồ sơ của công việc đó, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về công việc.
Nó sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi như:
- Công việc đó là gì?
- Thuộc Job Family nào? Ví dụ: Nhân sự, Tài chính,…
- Job code là gì? Ví dụ: HR001
- Cấp bậc của vị trí là gì? Ví dụ cấp C-Level
- Tại sao nó tồn tại? Trả lời cho câu hỏi, chức năng của nó là gì?
- Nhiệm vụ chính là gì? Mô tả ở mức tổng quan, chi tiết sẽ là JD của nó.
- Các KPIs, chỉ số chính để đo đạc kết quả là gì?
- Dải lương của vị trí là bao nhiêu?
- Các yêu cầu chính đối với người đảm nhiệm?
- …
Job Profile là căn cứ chính để xây dựng Job Description (JD)
Trước nay bạn chỉ biết đến tới JD đúng không?
Nếu ai đó có hỏi Job Profile là gì, thì chắc bạn cũng lắc đầu mà thôi! Có thể bạn dịch được là hồ sơ công việc, nhưng không biết cụ thể Job Profile là gì?
Hoặc trước nay bạn đã bắt gặp nhưng vẫn xem nó là JD. Điều đó đúng, vì phần đa các doanh nghiệp Việt Nam, lấy một vài yếu tố của JP đưa vào trong JD và chỉ dùng mỗi JD mà thôi.
Ở các công ty nước ngoài cũng tương tự, JD vẫn là phổ biến hơn cả. Nhưng một số công ty làm bài bản thì họ lại tách bạch chúng ra.
Khi có sự phân biệt rõ ràng, JP là nguồn tham khảo chính để viết JD. Cụ thể là JD sẽ mô tả chi tiết, cụ thể hơn các công việc phải làm. Thay vì chỉ mô tả các nhiệm vụ chính như ở JP.
Job Profile là căn cứ để viết Job Posting
Bạn rõ về Job Posting rồi chứ!?
Đó chính là bản tin tuyển dụng chúng ta đăng như mình có chia sẻ ở trên. Nhiều người bê nguyên JD để đăng tuyển, nhưng ngày nay nó không còn hiệu quả nữa. Bây giờ là thời đại của content, bạn phải biến các tin đăng tuyển dụng trở nên thu hút hơn.
Và điều đó phụ thuộc vào kỹ năng Copywriting (viết content) của bạn. Nhưng chắc chắn rằng, tin đăng không thể thiếu các thông tin công việc có trong JP và JD.
Điều quan trọng là cách bạn thể hiện, lồng ghép sao cho vừa thu hút và hiệu quả. Và nắm rõ Job Profile là gì, sẽ giúp bạn viết Job Posting được hiệu quả hơn.
Sự khác nhau giữa Job Description và Job Profile là gì?
Nhìn chung, JP và JD thường được dùng thay thế cho nhau, đặc biệt tại Việt Nam. Nhưng phổ biến hơn cả vẫn là JD, như chúng ta đã tìm hiểu.
Chúng thực sự khác nhau về bản chất, còn thực tế thì hầu như ít có sự phân biệt. Vì tính tiện lợi nên JD thường được thêm thắt một vài yếu tố chính của JP, để gộp 2 cái thành 1. Và chỉ dùng mỗi JD mà thôi, có thể kể đến FPT.
Đến đây, có lẽ bạn đã nắm rõ được Job Profile là gì? Và việc phân biệt với JD cũng dễ hơn đúng không!?
Job Profile – Hồ sơ công việc | Job Description – Mô tả công việc |
Mô tả tổng quan, đầy đủ về một công việc | Đúng bản chất thì chỉ mô tả chi tiết về phần công việc nhưng giờ đây thì thể hiện thêm các yếu tố khác nữa của JP |
Phần nhiệm vụ chỉ mô tả ngắn gọn các nhiệm vụ chính | Mô tả rất đầy đủ chi tiết phần nhiệm vụ để giúp người thực hiện nắm rõ hơn các việc phải làm |
Có lý do tồn tại của vị trí | Đúng bản chất của JD là không có |
Có phần Job Structure (Cấu trúc công việc). Ví dụ Job Family, Job Code,… | Có thể có, hầu như không |
Thường có các KPIs hay kết quả đầu ra | Không có |
Có thể có dải lương đi kèm | Không có |
Các yêu cầu cụ thể cho công việc | Đúng bản chất thì không nhưng giờ thì đa số đều có |
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất từ HocNhanSu.Online
Chúng tôi luôn cập nhật thông tin mới nhất cho các nội dung của mình, nên hãy đăng ký ngay để theo kịp xu hướng trong ngành.