Xây dựng báo cáo nhân sự, xem ngay cách này
Có một thực tế là, khi bắt tay vào xây dựng báo cáo nhân sự chúng ta chẳng có một sự nghiên cứu hay chuẩn bị nào cả…
Đó là sự thật!
Chúng ta luôn chọn cách search các templates trên Google rồi từ đó mô phỏng theo.
Hãy thử nghĩ lại xem, bạn đã từng một lần nghiên cứu về wireframe, về các dimensions, metrics hay là các charts type nào là phù hợp khi xây dựng báo cáo nhân sự chưa?
Hãy để mình chia sẻ nó với bạn nhé.
Đầu tiên, wireframe.
Nó là một khái niệm trong mảng thiết kế website, các bạn UI/UX đã hình dung về hình hài của website bằng một bản phác thảo.
Bản phác thảo đó gọi là wireframe, và đây là wireframe của Trang chủ Youtube.
Đó là lý do để giờ đây trước khi bắt tay vào xây dựng bất kỳ dashboard gì, người ta thường dựng wireframe của nó trước.
Tất nhiên là những người thành công luôn có lối đi riêng, vào google search các templates cùng chủ đề và phỏng theo nó là lựa chọn của họ.
Xem thêm: Khóa học Xây dựng HR Dashboard.
Thứ hai, Dimensions & Metrics.
Trước nay, chúng ta hay nói về HR Metrics – nó là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc. Nhưng giờ đây, khi HR Data Analytics phát triển mạnh mẽ hơn thì hiểu thêm về dimensions là một yêu cầu bắt buộc.
Khi bạn sử dụng bất kỳ một công cụ Business Intelligent nào, ví dụ như PBI, Google Data Studio, Tableau hay Superset chẳng hạn. Nếu không hiểu rõ và phân biệt được hai khái niệm này thì công cuộc làm báo cáo của bạn, vẫn còn bập bẹ lắm. Đối với excel, power point hay google sheets cũng thế mà thôi, chỉ là bạn cứ làm nhưng đầu thì không rõ.
Hiểu một cách đơn giản thì:
- Dimension là một tập hợp các giá trị có thể nhóm lại với nhau và các giá trị đó chưa được tổng hợp (aggregation), hay nói cách khác là chưa được tính toán.
Ví dụ: Dimension giới tính của CBNV có các giá trị là Nam, Nữ chẳng hạn.
- Metric là một tổng hợp – tính toán cụ thể áp dụng cho một tập hợp các giá trị nào đó
Ví dụ: Với tập hợp các giá trị Nam, Nữ thì chúng ta có các metrics như Tỷ lệ Nam/ Nữ.
Nếu bạn nghĩ rằng những trường thông tin nào mà giá trị của nó là số thì là metric, điều đó hoàn toàn sai. Còn nếu một metric có thể là một dimension và ngược lại thì hoàn toàn đúng.
Điều đó được phân biệt qua hình sau:
Thứ ba, lựa chọn chart type nào là phù hợp?
Nhiều khi chúng ta dùng các charts để biểu diễn các số liệu mà chúng ta cần và nghĩ rằng xong xuôi rồi, chắc sếp sẽ khen mình đấy!?
Nào đâu ai ngờ, tại sao lại dùng charts này và mục đích của nó là gì vậy em? – sếp said
Thì bất ngờ, bật ngữa và lẩm bẩm rằng: e cũng chưa từng nghĩ…
Buổi họp kết thúc tại đó, vác máy tính về chỗ ngồi mà lòng buồn, nặng trĩu 🙁
Để tình huống này không xảy ra với bạn thì ngay bây giờ hãy tìm hiểu qua một chút nhé.
Hình này cho chúng ta biết khi làm bất kỳ báo cáo nào chúng ta cũng thường có 4 mục tiêu chính và những mục tiêu đó sẽ được thể hiện thông qua các charts tương ứng.
Mục tiêu 1: Comparison – So sánh
So sánh dữ liệu giữa các đối tượng nghiên cứu với nhau hay đối tượng nghiên cứu với một mốc nhất định.
Ví dụ: So sánh tỷ lệ turnover rate qua các kỳ để xem xu hướng biến động nhân sự.
Mục tiêu 2: Distribution – Phân bố
Xem xét việc phân bố dữ liệu, mức độ phân tán/ tập trung của dữ liệu, xác định các điểm bất thường,…
Ví dụ: Các ứng viên IT tuyển dụng gần đây có điểm đánh giá trung bình phân bố như thế nào, tập trung thì cho thấy chất lượng ứng viên là khá đồng đều, còn khá phân tán thì cần xem lại khâu tạo nguồn và screening cv.
Mục tiêu 3: Composition – Thành phần
Chúng ta xem xét đối tượng nghiên cứu được tạo nên bởi những thành phần nào và thành phần đó chiếm bao nhiêu %.
Ví dụ: Các channel tuyển được nhiều ứng viên nhất và chúng chiếm bao nhiêu % để từ đó tập trung nguồn lực và kinh phí.
Mục tiêu 4: Relationship/ Correlation – Mối quan hệ/ Tương quan
Tìm hiểu mối liên hệ, tương quan giữa hai hay nhiều đối tượng với nhau thông qua dữ liệu.
Ví dụ: Xem xét việc liên quan giữa bỏ ra nhiều chi phí đào tạo thì tỷ lệ hoàn thành KPI có tốt hơn không.
Đến đây là hết rồi đấy.
Như vậy là, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một số khái niệm đơn giản trong công cuộc làm báo cáo nhân sự, HR Data Analytics.
Và chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều bài viết chia sẻ hay ho về chủ đề này nữa.
Với quan điểm của mình, trước khi bắt đầu làm gì chúng ta hãy hoạch định và nghiên cứu một chút để bắt tay vào làm được hiệu quả hơn. Và hãy tập trung học một lần cho bài bản để có được kiến thức/ skills mà mình cần.
Nếu bạn quan tâm, thì đây là form đăng ký các khóa học liên quan về báo cáo nhé 😉
Việc học hay không là của bạn, còn gửi các bài viết hay ho qua các email đăng ký này là việc chúng tôi chắc chắn làm.
Nice day 😉
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất từ HocNhanSu.Online
Chúng tôi luôn cập nhật thông tin mới nhất cho các nội dung của mình, nên hãy đăng ký ngay để theo kịp xu hướng trong ngành.