Turnover rate là gì? Cách tính Turnover rate?
Turnover rate là gì?
Turnover rate là gì thì đó là Tỷ lệ nghỉ việc/ Tỷ lệ thôi việc. Một khái niệm rất phổ biến và quen thuộc với đội ngũ HR.
Đồng thời, nó cũng là một trong những chỉ số (metric) rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Mình tin là bạn đã nghe rất nhiều về nó. Nhưng hôm nay, hãy cùng HocNhanSu.Online tìm hiểu kỹ về metric này nha.
Vậy, rốt cuộc Turnover rate là gì?
Thực ra nó cũng dễ hiểu thôi!
Turnover rate (Tỷ lệ nghỉ việc/ Tỷ lệ thôi việc) là phần trăm nhân viên, rời bỏ công ty, trong một khoảng thời gian nhất định.
Và bạn nhớ là, đi kèm với Tỷ lệ nghỉ việc, luôn luôn phải có yếu tố thời gian. Để chúng ta còn biết, nó được đo trong thời gian nào và cao hay là thấp.
Một điều bật mí cho bạn nữa là, Tỷ lệ nghỉ việc mà chúng ta đang nhắc đến là Staff Turnover rate (Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên) ha. Vì bản chất từ Turnover rate, nó còn có nghĩa là doanh thu nữa.
Khá bất ngờ phải không nào!
Turnover rate (Tỷ lệ nghỉ việc) có những loại nào?
Tỷ lệ nghỉ việc vốn dĩ rất quan trọng rồi, nhưng Voluntary Turnover rate lại quan trọng hơn.
Chúng ta thường chia Turnover rate thành 2 loại chính, đó là: Voluntary Turnover rate (Tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện) và Involuntary Turnover rate (Tỷ lệ nghỉ việc không tự nguyện).
Bạn từng biết đến chúng chưa?
Voluntary Turnover rate là gì?
Tỷ lệ này chỉ bao gồm các cán bộ nhân viên nghỉ việc một cách tự nguyện. Tức là chính người lao động họ quyết định nghỉ việc chứ không phải một lý do nào khác.
Mức độ cao thấp của Tỷ lệ nghỉ việc tự nguyện, cho chúng ta biết: công ty chúng ta còn có “sức hút” đối với người lao động nữa hay không?
Nếu con số này quá cao, thì thật đáng lo ngại, vì CBNV đang lần lượt rời bỏ chúng ta.
Một số công ty lại chia nhỏ Voluntary Turnover rate thành 2 nhóm đối tượng:
- Nhóm CBNV tự nghỉ mà công ty muốn giữ: Đây thực sự là những người quan trọng, chúng ta muốn giữ mà họ vẫn ra đi.
- Nhóm CBNV tự nghỉ mà công ty không muốn giữ: cũng mất thời gian để tuyển thay thế, nhưng đó là cơ hội thay máu cần thiết cho tổ chức.
Xem thêm: Khóa học Xây dựng HR Dashboard
Involuntary Turnover rate là gì?
Tỷ lệ này chính là các CBNV nghỉ việc mà không mang tính chất tự nguyện. Ví dụ như nghỉ vì các lý do bất khả kháng như ốm đau, công ty thu hẹp sản xuất. Hay công ty cho nghỉ vì vi phạm kỷ luật, năng lực làm việc kém.
Nếu Involuntary Turnover rate quá cao, cho thấy công ty chúng ta nhiều biến động. Ngược lại, phần nào đó sẽ cho thấy, công ty chúng ta tương đối ổn định. Và có thể là lực lượng lao động của chúng ta rất tốt.
Trên là hai loại Tỷ lệ nghỉ việc, chúng ta phải phân biệt được và tách bạch chúng ra. Để có thể có được insight đúng đắn nhất về Tỷ lệ nghỉ việc. Vì mỗi loại, có một ý nghĩa riêng và chúng ta cũng có kế hoạch hành động riêng để cải thiện chúng.
Để tách bạch được riêng từng loại, điều bạn cần làm đó là phải có lý do nghỉ việc của từng trường hợp cụ thể. Khi có lý do rồi, bạn sẽ phân nhóm được ai (nghỉ việc) sẽ tính cho loại nào.
Trên thực tế, có số ít công ty làm được việc này. Nó không phải đến từ lý do không tính toán được, đơn giản chỉ là không có lý do nghỉ việc cụ thể cho các trường hợp đã nghỉ. Nên nếu được, bạn hãy làm tốt việc này ngay từ đầu.
Còn việc tại sao phải tách thì bạn biết rồi chứ!
Nếu Tỷ lệ nghỉ việc là 35%, nhìn chung con số này cũng nghiêm trọng đó. Nhưng trong đó involuntary turnover rate chiếm tới 20% rồi, thì vấn đề lại hoàn toàn khác.
Phải không ạ!?
Cách tính Turnover rate (Tỷ lệ nghỉ việc)
Bạn biết được mấy loại rồi!?
Có phải bạn thấy, mỗi người nói một khác về cách tính turnover rate (Tỷ lệ nghỉ việc) đúng không?
Nếu gõ “cách tính turnover rate” hay “cách tính Tỷ lệ nghỉ việc” trên Google, mình chắc chắn bạn sẽ nhận được ít nhất 4-5 kết quả.
Nhưng quanh đi, quẩn lại vẫn chỉ có 3 cách tính turnver rate (Tỷ lệ nghỉ việc) phổ biến sau:
Cách tính turnover rate theo số trung bình CBNV
Turnover rate = (Số CBNV nghỉ việc/ Trung bình CBNV) x 100
Trong đó:
- Số CBNV nghỉ việc là tổng số CBNV nghỉ việc trong kỳ.
- Trung bình CBNV là lấy trung bình cộng CBNV các tháng trong kỳ tính toán. Tất nhiên là với mỗi tháng, bạn phải cộng cả số CBNV nghỉ trong tháng đó, rồi mới tính trung bình các tháng, thì mức độ chính xác sẽ cao hơn.
Cách tính turnover rate theo tổng số CBNV trong kỳ
Turnover rate = (Số CBNV nghỉ việc/ Tổng số CBNV trong kỳ) x 100
Trong đó:
- Số CBNV nghỉ việc: tương tự như trên
- Tổng số CBNV trong kỳ. Tức là chúng ta cộng cả người đã nghỉ việc và người còn làm việc trong tháng đó. Nếu chúng ta tính cho một kỳ (khoảng thời gian), gồm nhiều tháng thì các CBNV đều có ở các tháng chúng ta chỉ tính một mà thôi.
Cách tính turnover rate theo trung bình CBNV đầu kỳ và cuối kỳ
Turnover rate = [Số CBNV nghỉ việc/ {(Số CBNV đầu kỳ + Số CBNV cuối kỳ)/2}] x 100
Trong đó:
- Số CBNV nghỉ việc: tương tự hai cách trên
- Số CBNV đầu kỳ: là số CBNV chúng ta tính được ở đầu kỳ tính toán.
- Số CBNV cuối kỳ: là số CBNV chúng ta tính được ở cuối kỳ tính toán.
Ghi chú: Số CBNV đầu kỳ và Số CBNV cuối kỳ tất nhiên là số CBNV đang làm việc ở mốc thời gian đó, lúc chúng ta tính toán.
Đó là 3 cách tính turnover rate (Tỷ lệ nghỉ việc) phổ biến nhất.
Cách tính Turnover rate được dùng nhiều nhất
Bạn đang thường dùng cách nào?
Bật mí cho bạn một xíu. Cách tính thứ 2 trong 3 cách tính turnover rate (Tỷ lệ nghỉ việc) ở trên, là được dùng nhiều nhất. Vì tính đúng đắn về bản chất của nó.
Đơn giản thôi, bản chất khi chúng ta tính Tỷ lệ nghỉ việc đó là: lấy số CBNV nghỉ việc chia cho số CBNV. Mà số CBNV thì chắc chắn phải bao gồm cả những người nghỉ việc trong kỳ nữa – hay chính là tổng số CBNV. Thì khi đó chúng ta mới biết được, % người nghỉ việc là bao nhiêu.
Còn nếu chúng ta lấy số CBNV nghỉ việc, chia riêng cho số CBNV đang làm việc thì nó lại là một tỷ lệ khác. Không đúng lắm, nó giống như tỷ lệ giữa người nghỉ và người đang làm việc vậy.
Cách tính thứ 2 này nó còn có thêm một công thức khác. Đó là, tính tỷ lệ nghỉ việc theo số CBNV trong kỳ:
Turnover rate = Số CBNV nghỉ việc/ (Số CBNV đầu kỳ + Số CBNV tăng trong kỳ) x 100
Trong đó:
- Số CBNV đầu kỳ: bạn tính những người đang làm việc tại mốc thời gian này
- Số CBNV tăng trong kỳ: chính là những người vào sau mốc thời gian bạn chọn.
- Số CBNV đầu kỳ + Số CBNV tăng trong kỳ: nó chính là tổng số CBNV đấy.
Trên đây là những nội dung phổ biến và thú vị về turnover rate, mình muốn chia sẻ cùng bạn.
Tất nhiên là mình sẽ còn cập nhật thêm.
Hẹn bạn ngày gần nhất nhé!
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất từ HocNhanSu.Online
Chúng tôi luôn cập nhật thông tin mới nhất cho các nội dung của mình, nên hãy đăng ký ngay để theo kịp xu hướng trong ngành.