• Khóa Học
  • Dịch Vụ
  • Blog
  • Tài Nguyên
    • Thuật ngữ Nhân sự
    • Tài liệu Nhân sự
    • Công cụ Nhân sự
  • Về Chúng Tôi
    • Giới Thiệu
    • Trở Thành Giảng Viên
    • Đăng kýĐăng nhập
HocNhanSu.Online
  • Khóa Học
  • Dịch Vụ
  • Blog
  • Tài Nguyên
    • Thuật ngữ Nhân sự
    • Tài liệu Nhân sự
    • Công cụ Nhân sự
  • Về Chúng Tôi
    • Giới Thiệu
    • Trở Thành Giảng Viên
  • Đăng kýĐăng nhập

Compensation & Benefits

  • Trang chủ
  • Blog
  • Compensation & Benefits
  • Tiền lương khi bị cách ly, HR trả sao cho đúng?
tiền lương khi bị cách ly

Tiền lương khi bị cách ly, HR trả sao cho đúng?

Admin 08/03/2022

Nội dung

  1. Tiền lương khi bị cách ly vì dịch Covid-19
    1. Tiền lương khi bị cách ly, ngừng việc do bị cách ly bắt buộc, công ty dừng hoạt động, người lao động nước ngoài chưa được quay trở lại làm việc
    2. Trả tiền lương đối với các trường hợp tạm hoãn hợp đồng
    3. Trả tiền lương đối với các trường hợp điều chuyển làm công việc khác
    4. Kết luận:

Tiền lương khi bị cách ly vì dịch Covid-19

Hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng: Đảm bảo quyền lợi của người lao động (ví dụ: tiền lương khi bị cách ly,…) và cân bằng lợi ích của Công ty trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát như hiện nay là một điều hết sức khó khăn… nhất là đối với những HRers.

Dù cho bạn đã từng đọc hàng chục, hàng trăm bài báo, bài chia sẻ về các biện pháp ứng phó với dịch Covid-19 thì cũng không ai chỉ cho bạn phải làm thế nào để vừa chi trả quyền lợi cho người lao động đúng luật, vừa đảm bảo lợi ích của Công ty.

Huhmmm… đó là những gì bạn sắp khám phá ngay bây giờ.

Trong bài viết này, tôi sẽ mang đến cho bạn chi tiết hướng dẫn chi trả chế độ cho người lao động trong các trường hợp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Như tiền lương khi bị cách ly, bị ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng hay là điều chuyển làm công việc khác.

Kết hợp với việc nắm rõ quy định về việc tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất khi doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mà tôi sẽ chia sẻ ở bài tiếp theo thì có phải bạn có hẳn 1 combo giải pháp để tư vấn ngay và luôn cho sếp của mình!?

Nghe thú vị phải không nào?

Bắt tay vào ngay nhé!

Đầu tiên,

Tiền lương khi bị cách ly, ngừng việc do bị cách ly bắt buộc, công ty dừng hoạt động, người lao động nước ngoài chưa được quay trở lại làm việc

Loại văn bản: Công văn hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Chi tiết văn bản: Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL

Nội dung quan tâmNội dung quan tâm chi tiếtChi trả chế độ

– Liệt kê các trường hợp liên quan đến dịch Covid-19

– Cần kiểm tra lại thỏa ước lao động tập thể để có mức chi trả phù hợp đối với tiền lương khi bị cách ly, ngừng việc.

– Cần kiểm tra lại nội quy và thỏa ước, đề lấy mức công chuẩn phù hợp đối với tiền lương khi bị cách ly, ngừng việc.

Xem thêm: Nội quy lao động: Hướng dẫn cách xây dựng chi tiết

2. Đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như:

(i) lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
(ii) người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
(iii) người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc

thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động (tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định).

Tiền lương khi bị cách ly, ngừng việc:

TH1: Vẫn làm việc bình thường và đạt hiệu quả công việc

Chi trả như làm việc bình thường.

TH2: Không thể thực hiện công việc

Quy định là Công ty và người lao động thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Tất cả các kiến thức chi tiết và cách làm cụ thể liên quan đến ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng hay chuyển người lao động làm công việc khác đều có trong Khóa học Luật lao động của chúng tôi. Khóa học sẽ giúp bạn có những thứ bạn cần.

Thứ hai,

Trả tiền lương đối với các trường hợp tạm hoãn hợp đồng

Loại văn bản: Bộ luật Lao động 2012

Chi tiết văn bản: Khoản 5, Điều 32: Quy định về việc tạm hoãn hợp đồng do 2 bên thỏa thuận.

Nội dung quan tâmNội dung quan tâm chi tiếtChi trả chế độ
Tạm hoãn hợp đồng vì dịch Covid-19

– Có thể tạm hoãn hợp đồng lao động vì dịch Covid-19 nếu 2 bên đồng ý.

– Chỉ được tạm hoãn tối đa đến thời hạn kết thúc hợp đồng đang ký, hết hợp đồng không nhất thiết phải ký thêm thời gian tạm hoãn mà có thể chấm dứt luôn.

Khoản 5, điều 32, Luật Lao động 2012:

5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.

Tiền lương và các chế độ luật không quy định bắt buộc phải trả trong thời gian này, do đó không trả hoặc có thể hỗ trợ người lao động.

Xem thêm: Khóa học Thuế TNCN từ A – Z

Thứ ba,

Trả tiền lương đối với các trường hợp điều chuyển làm công việc khác

Loại văn bản: Bộ luật Lao động 2012

Chi tiết văn bản: Điều 31, Bộ luật Lao động 2012: Quy định chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

Nội dung quan tâmNội dung quan tâm chi tiếtChi trả chế độ
Vì dịch Covid-19 có quyền điều chuyển người lao động nhưng không quá 60 ngày cộng dồn trong năm trừ trường hợp người lao động đồng ý. Phải thông báo trước cho người lao động 03 ngày làm việc và thời gian điều chuyển là bao lâu.

Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Tiền lương trả theo công việc mới, lương công việc mới thấp hơn lương công việc cũ thì giữ nguyên tiền lương cũ trong 30 ngày làm việc. Sau đó, có thể trả lương theo công việc mới hoặc ít nhất bằng 85% mức lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Kết luận:

Trường hợp bị cách ly, ngừng việc
TH1: Vẫn làm việc bình thường và đạt hiệu quả công việc.
Tiền lương khi  bị cách ly, ngừng việc chi trả như làm việc bình thường.
TH2: Không thể thực hiện công việc
Tiền lương khi bị cách ly, ngừng việc chi trả theo mức công ty và người lao động thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động
Tiền lương và các chế độ luật không quy định bắt buộc phải trả trong thời gian này, do đó không trả hoặc có thể hỗ trợ người lao động.

Trường hợp điều chuyển làm công việc khác so với hợp đồng lao động
Tiền lương trả theo công việc mới, lương công việc mới thấp hơn lương công việc cũ thì giữ nguyên tiền lương cũ trong 30 ngày làm việc. Sau đó, có thể trả lương theo công việc mới hoặc ít nhất bằng 85% mức lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Chúc bạn và công ty dũng mãnh chiến đấu với dịch Covid-19. Chúng ta cùng chung tay.

Cùng chia sẻ tới mọi người bạn ha!
FacebookLinkedInTwitter

Tag:chế độ covid 19, chi trả lương khi cách ly, tạm dừng đóng bhxh

author avatar
Admin

Bài trước

Các rủi ro pháp lý trong Quan hệ lao động cần biết

Bài sau

Các biện pháp đối phó Covid-19, HR phải biết

Có thể bạn cũng thích

Đi làm ngày nghỉ bù, tính lương như thế nào?
Đi làm ngày nghỉ bù, tính lương như thế nào?
Trắc nghiệm Luật Lao động
Trắc nghiệm Luật Lao động, kèm đáp án và chấm điểm
Chinh sach ho tro covide danh cho doanh nghiep
Chính sách hỗ trợ covid dành cho doanh nghiệp

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

Theo dõi chúng tôi

Tìm kiếm

Đăng ký nhận tài liệu

ĐĂNG KÝ
Đăng ký thành công.
Thank you!

Chuyên mục

  • Compensation & Benefits
  • Employee Engagement
  • HR Business Partner
  • HR Data Analytics
  • HR Risk Management
  • HR Strategy
  • Organization Development
  • Performance Management
  • Talent Acquisition
  • Talent Development
  • Total Rewards
  • Workforce Planning

Bài viết mới

  • Span of Control là gì? Cách áp dụng hiệu quả trong quản lý
  • eNPS là gì? Bộ câu hỏi và cách tính điểm của eNPS
  • 03 khái niệm HR cần nắm rõ khi Phân tích Dữ liệu Nhân sự
  • 05 bước xây dựng định biên nhân sự
  • Đánh giá 360 độ (360 degree feedback), những điều cần biết
  • Job band là gì? Salary band là gì?

Khóa học phổ biến

Khóa học Tiền lương chuyên sâu

Khóa học Tiền lương chuyên sâu

1,399,000₫
Khóa học Xây dựng Chi phí Nhân sự (HR Budget)

Khóa học Xây dựng Chi phí Nhân sự (HR Budget)

1,299,000₫
Khóa học Xây dựng HR Dashboard bằng Data Studio

Khóa học Xây dựng HR Dashboard bằng Data Studio

899,000₫
Khóa học Google Data Studio (Looker Studio) từ A – Z

Khóa học Google Data Studio (Looker Studio) từ A – Z

999,000₫
Khóa học Thuế TNCN từ A – Z

Khóa học Thuế TNCN từ A – Z

499,000₫
Khóa học Luật Lao động

Khóa học Luật Lao động

699,000₫
footer-hoc-nhan-su-logo

Nền tảng cung cấp kiến thức, tài liệu và các khóa học để giúp bạn trở thành một nhà quản trị nhân sự xuất sắc.

LIÊN HỆ

  •   info@hocnhansu.online
  •   0963.198.936
  •   KĐT Vinhomes Smart City, Hà Nội

QUY ĐỊNH VÀ CHÍNH SÁCH

Chính Sách Bảo Mật Thông Tin
Chính Sách Và Quy Định Chung
Quy Định Mua, Hủy, Sử Dụng Khóa Học
Đăng Ký Trở Thành Giảng Viên

HƯỚNG DẪN VÀ HỖ TRỢ

Hướng Dẫn Đăng Ký Khóa Học
Hướng Dẫn Trao Đổi Với Giảng Viên
DCMA

© 2022 | HocNhanSu.Online | All rights reserved.

Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Chưa là thành viên? Đăng ký ngay

Đăng ký

Đã là thành viên? Đăng nhập ngay