Skip to main content
Thông Báo

Ra mắt cộng đồng HR Learning Hub trên Skool

"Kinh nghiệm cao hơn bằng cấp" là câu nói rất nổi tiếng trong nghề Nhân sự. Và chính câu nói này đã thức tỉnh mình đi làm những công việc liên quan từ năm đại học thứ 3.
Và may mắn là mình đã được những người anh, người chị dẫn dắt và tạo cơ hội rất nhiều nên mình có kinh nghiệm hầu hết ở các mảng của HR.
Một khía cạnh khác nữa là HR thì ít có "tiêu chuẩn, quy tắc" cần phải tuân thủ hơn những ngành khác. Ví dụ: IT thì có các ngôn ngữ lập trình, tài chính kế toán thì có những tiêu chuẩn nhất định. Còn HR phần lớn phụ thuộc vào "ý chí của người đứng đầu" và văn hóa doanh nghiệp là nhiều. Đó là lý do các HR chúng ta phải tầm sư học đạo nhiều.
Cho bạn 1 lý do nữa để nói lên bạn cần phải tầm sư học đạo nhiều, đó là: Để trở thành 1 GĐNS giỏi, phải đảm bảo ở cả 2 khía cạnh: 1 là giỏi làm việc với con người và 2 là giỏi về chuyên môn nghiệp vụ.
Trên là 3 lý do để mình khuyến khích bạn tham gia học hỏi từ những người anh, người chị nhiều hơn.
Mình cũng là người khá ham học và cũng hiểu được vấn đề là học ở đâu bây giờ!?
=> Nên mình đã tạo ra Cộng đồng "HR Learning Hub" trên Skool - một nền tảng tích hợp group và lớp học.

HR Learning Hub trên Skool có gì?

1. Các bài viết chuyên môn của những người đi trước, không có hỏi đáp đơn thuần như trên group Facebook. Bạn chỉ được đặt câu hỏi vào từng bài viết liên quan để tác giả/ cộng đồng hỗ trợ bạn.
2. Làm bài tập trắc nghiệm khi đọc xong bài viết để lĩnh hội ngay kiến thức vừa đọc, vì nếu mỗi đọc không thì chúng ta sẽ quên ngay sau đó.
3. Các bài viết được chia nhiều mảng nghiệp vụ HR để bạn dễ dàng theo dõi và tìm kiếm.
4. Có Leader board (bảng xếp hạng) để giúp bạn làm thương hiệu cá nhân
5. Mở khóa các khóa học khi lên level (viết bài, thảo luận sẽ tích điểm)
6. Tham gia các buổi seminar, workshop,.. về HR
Dành 30s để tham gia ngay: Link tham gia
Thông Báo

[Quan trọng] Trang web được cập nhật mới

Các học viên và đọc giả của HocNhanSu.Online thân mến!

Với mong muốn nâng cấp tốc độ website và trải nghiệm học tập tốt hơn nên HocNhanSu.Online đã nâng cấp một số phần sau:

  1. Tách chức năng học online riêng, như vậy các học viên cũ sẽ học tập trên HocHanh.Online.
    Học viên cũ tiến hành đăng nhập trên HocHanh.Online bằng cách điền email đã đăng ký vào cả phần tài khoản và mật khẩu để đăng nhập, sau đó tiến hành đổi lại mật khẩu nếu cần.
  2. Web HocNhanSu.Online sẽ trở thành một trang blog (không có chức năng học hay đăng nhập) để website có tốc độ nhanh hơn, phục vụ cộng đồng cập nhật kiến thức thông qua các bài viết.

Việc nâng cấp website sẽ dẫn đến một số kết quả học tập, làm bài kiểm tra trước đó sẽ không được lưu trữ nên kính mong các học viên chúng ta có thể học lại (nếu cần) để cập nhật lại kiến thức.

Rất mong quý học viên cảm thông, chia sẻ và tiếp tục ủng hộ HocNhanSu.Online. Vì việc nâng cấp này cũng mong muốn mang đến trải nghiệm tốt hơn cho học viên và các đọc giả.

Chúc quý học viên và các đọc giả của HocNhanSu.Online một năm mới 2025 nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Thông Báo

GV Son Anh triển khai đào tạo People Analytics cho FPT Software

Chúng tôi rất lấy làm vinh hạnh và tự hào khi GV Son Anh đã hoàn thành 02 ngày đạo tạo trực tiếp (Inhouse) cho bộ phận HR của FPT Software về People Analytics.

Chương trình đào tạo đã thành công tốt đẹp và điểm đánh giá đào tạo tương đối cao 4.51/5.

Một lần nữa xin cảm ơn FPT Software đã tin tưởng và đồng hành với các GV của chúng tôi.

Khóa học HR Analytics

Khóa học HR Analytics

Khóa học HR Analytics

Khóa học HR Analytics

Tiền lương khi bị cách ly, HR trả sao cho đúng?

Đã cập nhật vào 28/03/2020
Tiền lương khi bị cách ly, HR trả sao cho đúng?

Tiền lương khi bị cách ly vì dịch Covid-19

Hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng: Đảm bảo quyền lợi của người lao động (ví dụ: tiền lương khi bị cách ly,…) và cân bằng lợi ích của Công ty trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát như hiện nay là một điều hết sức khó khăn… nhất là đối với những HRers.

Dù cho bạn đã từng đọc hàng chục, hàng trăm bài báo, bài chia sẻ về các biện pháp ứng phó với dịch Covid-19 thì cũng không ai chỉ cho bạn phải làm thế nào để vừa chi trả quyền lợi cho người lao động đúng luật, vừa đảm bảo lợi ích của Công ty.

Huhmmm… đó là những gì bạn sắp khám phá ngay bây giờ.

Trong bài viết này, tôi sẽ mang đến cho bạn chi tiết hướng dẫn chi trả chế độ cho người lao động trong các trường hợp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Như tiền lương khi bị cách ly, bị ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng hay là điều chuyển làm công việc khác.

Kết hợp với việc nắm rõ quy định về việc tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất khi doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mà tôi sẽ chia sẻ ở bài tiếp theo thì có phải bạn có hẳn 1 combo giải pháp để tư vấn ngay và luôn cho sếp của mình!?

Nghe thú vị phải không nào?

Bắt tay vào ngay nhé!

Đầu tiên,

Tiền lương khi bị cách ly, ngừng việc do bị cách ly bắt buộc, công ty dừng hoạt động, người lao động nước ngoài chưa được quay trở lại làm việc

Loại văn bản: Công văn hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Chi tiết văn bản: Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL

Nội dung quan tâm Nội dung quan tâm chi tiết Chi trả chế độ

– Liệt kê các trường hợp liên quan đến dịch Covid-19

– Cần kiểm tra lại thỏa ước lao động tập thể để có mức chi trả phù hợp đối với tiền lương khi bị cách ly, ngừng việc.

– Cần kiểm tra lại nội quy và thỏa ước, đề lấy mức công chuẩn phù hợp đối với tiền lương khi bị cách ly, ngừng việc.

Xem thêm: Nội quy lao động: Hướng dẫn cách xây dựng chi tiết

2. Đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như:

(i) lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
(ii) người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
(iii) người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc

thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động (tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định).

Tiền lương khi bị cách ly, ngừng việc:TH1: Vẫn làm việc bình thường và đạt hiệu quả công việc

Chi trả như làm việc bình thường.

TH2: Không thể thực hiện công việc

Quy định là Công ty và người lao động thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Tất cả các kiến thức chi tiết và cách làm cụ thể liên quan đến ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng hay chuyển người lao động làm công việc khác đều có trong Khóa học Luật lao động của chúng tôi. Khóa học sẽ giúp bạn có những thứ bạn cần.

Thứ hai,

Trả tiền lương đối với các trường hợp tạm hoãn hợp đồng

Loại văn bản: Bộ luật Lao động 2012

Chi tiết văn bản: Khoản 5, Điều 32: Quy định về việc tạm hoãn hợp đồng do 2 bên thỏa thuận.

Nội dung quan tâm Nội dung quan tâm chi tiết Chi trả chế độ
Tạm hoãn hợp đồng vì dịch Covid-19- Có thể tạm hoãn hợp đồng lao động vì dịch Covid-19 nếu 2 bên đồng ý.

– Chỉ được tạm hoãn tối đa đến thời hạn kết thúc hợp đồng đang ký, hết hợp đồng không nhất thiết phải ký thêm thời gian tạm hoãn mà có thể chấm dứt luôn.

Khoản 5, điều 32, Luật Lao động 2012:5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận. Tiền lương và các chế độ luật không quy định bắt buộc phải trả trong thời gian này, do đó không trả hoặc có thể hỗ trợ người lao động.

Xem thêm: Khóa học Thuế TNCN từ A – Z

Thứ ba,

Trả tiền lương đối với các trường hợp điều chuyển làm công việc khác

Loại văn bản: Bộ luật Lao động 2012

Chi tiết văn bản: Điều 31, Bộ luật Lao động 2012: Quy định chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

Nội dung quan tâm Nội dung quan tâm chi tiết Chi trả chế độ
Vì dịch Covid-19 có quyền điều chuyển người lao động nhưng không quá 60 ngày cộng dồn trong năm trừ trường hợp người lao động đồng ý. Phải thông báo trước cho người lao động 03 ngày làm việc và thời gian điều chuyển là bao lâu.

Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Tiền lương trả theo công việc mới, lương công việc mới thấp hơn lương công việc cũ thì giữ nguyên tiền lương cũ trong 30 ngày làm việc. Sau đó, có thể trả lương theo công việc mới hoặc ít nhất bằng 85% mức lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Kết luận:

Trường hợp bị cách ly, ngừng việc
TH1: Vẫn làm việc bình thường và đạt hiệu quả công việc.
Tiền lương khi  bị cách ly, ngừng việc chi trả như làm việc bình thường.
TH2: Không thể thực hiện công việc
Tiền lương khi bị cách ly, ngừng việc chi trả theo mức công ty và người lao động thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động
Tiền lương và các chế độ luật không quy định bắt buộc phải trả trong thời gian này, do đó không trả hoặc có thể hỗ trợ người lao động.

Trường hợp điều chuyển làm công việc khác so với hợp đồng lao động
Tiền lương trả theo công việc mới, lương công việc mới thấp hơn lương công việc cũ thì giữ nguyên tiền lương cũ trong 30 ngày làm việc. Sau đó, có thể trả lương theo công việc mới hoặc ít nhất bằng 85% mức lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Chúc bạn và công ty dũng mãnh chiến đấu với dịch Covid-19. Chúng ta cùng chung tay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Theo Dõi
Tiền lương khi bị cách ly, HR trả sao cho đúng?

Đăng ký nhận những nội dung mới nhất từ HocNhanSu.Online

    Tiền lương khi bị cách ly, HR trả sao cho đúng?
    Tiền lương khi bị cách ly, HR trả sao cho đúng?
    Tiền lương khi bị cách ly, HR trả sao cho đúng?
    Tham gia cùng 5.000 người nhận bản tin email của chúng tôi.
    Đăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung này được cập nhật

    Chúng tôi luôn cập nhật thông tin mới nhất cho các nội dung của mình, nên hãy đăng ký ngay để theo kịp xu hướng trong ngành.