• Khóa Học
  • Dịch Vụ
  • Blog
  • Tài Nguyên
    • Thuật ngữ Nhân sự
    • Tài liệu Nhân sự
    • Công cụ Nhân sự
  • Về Chúng Tôi
    • Giới Thiệu
    • Trở Thành Giảng Viên
    • Đăng kýĐăng nhập
HocNhanSu.Online
  • Khóa Học
  • Dịch Vụ
  • Blog
  • Tài Nguyên
    • Thuật ngữ Nhân sự
    • Tài liệu Nhân sự
    • Công cụ Nhân sự
  • Về Chúng Tôi
    • Giới Thiệu
    • Trở Thành Giảng Viên
  • Đăng kýĐăng nhập

Compensation & Benefits

  • Trang chủ
  • Blog
  • Compensation & Benefits
  • Tăng mức GTGC, HR phải làm gì?
Tăng mức gtgc

Tăng mức GTGC, HR phải làm gì?

Admin 04/11/2022

Nội dung

  1. Tăng mức GTGC từ 01/07/2020
    1. Tại sao tăng mức giảm trừ gia cảnh?
    2. Tại sao lại tăng mức GTGC lên mức 11 triệu và 4.4 triệu?
    3. Tăng mức GTGC giữa năm, ảnh hưởng gì quyết toán thuế?
    4. Tăng mức GTGC, HR phải làm gì đây?

Tăng mức GTGC từ 01/07/2020

Gần đây dân công sở đang xôn xao vì có một nghị quyết quy định tăng mức GTGC.

Chắc bạn cũng biết việc này rồi đúng không?

Nhưng!

Tại sao tăng mức giảm trừ gia cảnh? Và tăng lên từng đó?

Tăng giữa năm thế này ảnh hưởng như thế nào tới quyết toán thuế cuối năm?

Hay đội nhân sự (HR) phải làm những công việc gì sau khi có nghị quyết này!?

Đừng lo, hãy đọc thật kỹ bài viết này nhé, nó sẽ giúp bạn rất nhiều đấy!

Nào, chúng ta cùng bắt đầu…

Tại sao tăng mức giảm trừ gia cảnh?

Tăng thì tăng thôi vì chi tiêu ngày càng đắt đỏ.

Khoan vội! Cái gì cũng có lý do của nó đấy.

Cụ thể là trước đây khi sửa đổi Luật thuế TNCN 2007 vào năm 2013 hay người ta gọi là Luật thuế TNCN sửa đổi 2012 có hiệu lực ngày 01/07/2013, có quy định tại khoản 4 Điều 1 như sau:

Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.Khoản 4, Điều 1, Luật thuế TNCN sửa đổi 2012

Do đó, đến cuối năm 2019 chỉ số CPI đã tăng hơn 20%, cụ thể là 23.2% nên đầu năm 2020 chính phủ đã rục rịch đề xuất điều chỉnh tăng mức GTGC.

Tăng mức GTGC, HR phải làm gì?
Nguồn: Tuoitre.vn

Đến giữa năm 2019 là 20.39% và hết năm 2019 là 23.2% theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Theo mình, tăng là quá hợp lý, vì cũng hơn 6 năm rồi. Với lại, mức GTGC cho người phụ thuộc như bây giờ là 3.6 triệu/ người thì sao đủ. Riêng tiền học phí của các cháu ở các thành phố lớn bây giờ đã hơn 3.6 triệu/tháng rồi, còn bao nhiêu khoản bỉm sữa, linh tinh các thứ phải không?

Mặt khác, vốn dĩ biểu thuế lũy tiến từng phần của Việt Nam cũng tương đối là cao, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì là đứng top, trong khi đó thu nhập bình quân đầu người nước mình đâu có hơn với các nước còn lại.

Tăng mức GTGC, HR phải làm gì?
Nguồn: Cafef.vn

Vậy, lý do tăng mức GTGC là do chỉ số CPI hiện tại đã tăng hơn 20% so với CPI tại thời điểm 01/07/2013 (thời điểm Luật thuế TNCN sửa đổi 2012 có hiệu lực).

Xem thêm: Khóa học Thuế TNCN Từ A – Z

Tại sao lại tăng mức GTGC lên mức 11 triệu và 4.4 triệu?

Như bạn biết đấy, Nghị quyết số: 954/2020/UBTVQH14 ngày 02/06/2020 quy định mức GTGC mới, cụ thể là như thế nào và lý do tăng lên mức đó là gì thì nhìn bảng dưới đây bạn sẽ rõ.

Đối tượngMức cũMức mớiLý do
Người nộp thuế9 trđ/tháng11 trđ/tháng9 + (9 x 23.2%) = 11.088 trđ (làm tròn thành 11 trđ)
Người phụ thuộc3.6 trđ/tháng4.4 trđ/tháng3.6 + (3.6 x 23.2%) = 4.4352 trđ (làm tròn thành 4.4 trđ)

Như vậy, lý do là điều chỉnh đúng mức tăng chỉ số CPI.

Xem thêm: Khóa học Luật lao động.

Tăng mức GTGC giữa năm, ảnh hưởng gì quyết toán thuế?

Rõ ràng, tăng mức GTGC thì lúc nào cũng ảnh hưởng đến quyết toán thuế TNCN cả.

Nhưng!

Ảnh hưởng nhiều hay ít và ảnh hưởng như thế nào thì chúng ta cùng xét thử xem.

À quên, nghị quyết điều chỉnh mức tăng giảm trừ gia cảnh có hiệu lực từ 01/07/2020 bạn nhé. Cũng gần rồi đấy, chúng ta lại có thêm 1 khoản nho nhỏ do đóng thuế TNCN ít hơn.

Liên quan đến quyết toán thuế TNCN, điều 2 của nghị quyết nêu rất rõ:

Điều 2. Điều khoản thi hành

  1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020.
  2. Các trường hợp đã tạm nộp thuế theo mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 được xác định lại số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo mức giảm trừ gia cảnh quy định tại Nghị quyết này khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020.Điều 2, Nghị quyết điều chỉnh mức tăng GTGC

Như vậy, mặc dù có hiệu lực từ 01/07/2020 nhưng lại được backdate từ đầu năm khi quyết toán thuế (hiểu nôm na là vậy).

uhmm…, mình thấy như vậy mới đúng vì cuối năm 2019, chỉ số CPI đã tăng 23.2% rồi.

Nói chung là fair đấy chứ!

Thế là cuối năm chúng ta sẽ được tính mức giảm trừ gia cảnh mới này từ đầu năm khi quyết toán thuế TNCN.

Hay khoản GTGC cả năm 2020 sẽ là:

  • Của người nộp thuế: 132 triệu đồng/người/năm.
  • Của người phụ thuộc: 52.8 triệu đồng/người/năm.

Xem thêm: Thuế TNCN 2020 mới nhất.

Tăng mức GTGC, HR phải làm gì đây?

Nói chung người lao động vui và HR cũng vui. Bạn làm nhân sự bạn cũng vui phải không?

Nhưng!

Từ khi có nghị quyết này, HR chúng ta lại phải làm thêm 1 số việc rồi.

STTĐầu việcMục đíchNội dung
1Thông tin với BLĐ và lên phương ánCung cấp thông tin, lên phương án đối với các trường hợp lương NET, lương GROSS– Mức GTGC mới

– Ngày hiệu lực

– Ảnh hưởng tới NLĐ: NLĐ nộp ít thuế hơn, tiền thực lĩnh nhiều hơn

– Ảnh hưởng tới công ty: Công ty không được gì, cũng chẳng mất gì đâu sếp.

– Đối với CBNV đang hưởng lương NET: Nếu ký hợp đồng là lương NET thì phải làm Phụ lục HĐ để tăng lương NET cho họ vì đó là quyền lợi của họ, mà công ty cũng chẳng mất gì, thay vì công ty phải đóng thuế nhiều hơn cho những CBNV này thì nay lấy khoản chênh lệch đóng thuế đó trả vào lương cho họ thôi.

– Còn nếu ký hợp đồng là lương GROSS thì ko phải làm gì cả, khi tính lương với mức GTGC mới tiền đóng thuế của CBNV sẽ ít hơn thì phần thực lĩnh của họ sẽ nhiều hơn. Như vậy, ký hợp đồng bằng lương GROSS thì đỡ vất vả hơn chút, các bạn chú ý nhé.

– Đối với CBNV đang hưởng lương GROSS: thì tương tự như trường hợp trên.
2Thông báo chính thức cho toàn bộ CBNVThông báo cho CBNV nắm rõ thông tin và sự ảnh hưởng. Đừng để họ đoán ra đoán vào hay từng người đi hỏi HRCác nội dung tương tự như trên thôi. Các bạn thêm phần liên quan đến QTT như mình chia sẻ ở trên vào.
3Sửa công thức quy đổi NET ⇔ GROSSSửa lại tính toán cho đúngTính toán lại cho đúng lương GROSS/ NET để offer ứng viên hay trao đổi với CBNV
4Điều chỉnh phần mềmĐiều chỉnh phần mềm để tính lương cho chuẩnNếu công ty bạn có phần mềm nhân sự thì điều chỉnh mức giảm trừ để tính lương cho nó chuẩn. Hay dùng excel thì cũng phải sửa lại công thức thôi.
5Điều chỉnh các hồ sơ liên quan khácCập nhật mức GTGC mớiCuối cùng là các bạn điều chỉnh các văn bản liên quan nếu có nhé. Ví dụ như làm phụ lục hợp đồng, các quyết định hay cập nhật/ sửa đổi các biểu mẫu, quy định, chính sách nhân sự có liên quan đến mức GTGC mới này

Bài viết cũng khá dài và đến đây chắc cũng đủ ý rồi đấy.

Còn thiếu gì bạn bổ sung giúp mình bằng bình luận bên dưới.

Cùng chia sẻ tới mọi người bạn ha!
FacebookLinkedInTwitter

Tag:giảm trừ gia cảnh, gtgc 2020, mức giảm trừ gia cảnh, mức giảm trừ gia cảnh mới nhất, mức gtgc, mức gtgc mới nhất, tăng mức giảm trừ gia cảnh, tăng mức gtgc

author avatar
Admin

Bài trước

Các biện pháp đối phó Covid-19, HR phải biết

Bài sau

HR Report, phân tích yêu cầu và cách xây dựng

Có thể bạn cũng thích

Đi làm ngày nghỉ bù, tính lương như thế nào?
Đi làm ngày nghỉ bù, tính lương như thế nào?
Trắc nghiệm Luật Lao động
Trắc nghiệm Luật Lao động, kèm đáp án và chấm điểm
Chinh sach ho tro covide danh cho doanh nghiep
Chính sách hỗ trợ covid dành cho doanh nghiệp

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

Theo dõi chúng tôi

Tìm kiếm

Đăng ký nhận tài liệu

ĐĂNG KÝ
Đăng ký thành công.
Thank you!

Chuyên mục

  • Compensation & Benefits
  • Employee Engagement
  • HR Business Partner
  • HR Data Analytics
  • HR Risk Management
  • HR Strategy
  • Organization Development
  • Performance Management
  • Talent Acquisition
  • Talent Development
  • Total Rewards
  • Workforce Planning

Bài viết mới

  • Span of Control là gì? Cách áp dụng hiệu quả trong quản lý
  • eNPS là gì? Bộ câu hỏi và cách tính điểm của eNPS
  • 03 khái niệm HR cần nắm rõ khi Phân tích Dữ liệu Nhân sự
  • 05 bước xây dựng định biên nhân sự
  • Đánh giá 360 độ (360 degree feedback), những điều cần biết
  • Job band là gì? Salary band là gì?

Khóa học phổ biến

Khóa học Tiền lương chuyên sâu

Khóa học Tiền lương chuyên sâu

1,399,000₫
Khóa học Xây dựng Chi phí Nhân sự (HR Budget)

Khóa học Xây dựng Chi phí Nhân sự (HR Budget)

1,299,000₫
Khóa học Xây dựng HR Dashboard bằng Data Studio

Khóa học Xây dựng HR Dashboard bằng Data Studio

899,000₫
Khóa học Google Data Studio (Looker Studio) từ A – Z

Khóa học Google Data Studio (Looker Studio) từ A – Z

999,000₫
Khóa học Thuế TNCN từ A – Z

Khóa học Thuế TNCN từ A – Z

499,000₫
Khóa học Luật Lao động

Khóa học Luật Lao động

699,000₫
footer-hoc-nhan-su-logo

Nền tảng cung cấp kiến thức, tài liệu và các khóa học để giúp bạn trở thành một nhà quản trị nhân sự xuất sắc.

LIÊN HỆ

  •   info@hocnhansu.online
  •   0963.198.936
  •   KĐT Vinhomes Smart City, Hà Nội

QUY ĐỊNH VÀ CHÍNH SÁCH

Chính Sách Bảo Mật Thông Tin
Chính Sách Và Quy Định Chung
Quy Định Mua, Hủy, Sử Dụng Khóa Học
Đăng Ký Trở Thành Giảng Viên

HƯỚNG DẪN VÀ HỖ TRỢ

Hướng Dẫn Đăng Ký Khóa Học
Hướng Dẫn Trao Đổi Với Giảng Viên
DCMA

© 2022 | HocNhanSu.Online | All rights reserved.

Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Chưa là thành viên? Đăng ký ngay

Đăng ký

Đã là thành viên? Đăng nhập ngay