Lý do chấm dứt HĐLĐ, mấy HR biết được lý do này
Bạn là HR và bạn có chắc là bạn nằm lòng các lý do chấm dứt HĐLĐ không? Sau đây, hãy cùng Hocnhansu.online – Học Nhân sự Online tổng hợp lại tất cả các lý do chấm dứt hợp đồng một cách thật gọn nhẹ và dễ hiểu nhất nhé. Song song, chúng tôi cũng liệt kê giúp bạn 22 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động với các lý do này nữa.
OK, let’s go.
Đầu tiên, chúng ta hãy xem các lý do chấm dứt hợp đồng lao động qua diagram dưới đây nhé!
Bây giờ bạn đã nhớ hết các lý do này chưa? Quả là rất dễ để theo dõi đúng không nhỉ!
Và sau đây là 22 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động phổ biến tương ứng với các lý do chấm dứt hợp đồng ở trên.
Xem thêm: Khóa học Thuế TNCN từ A – Z
Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ hợp pháp (phổ biến)
- Hết hạn HĐLĐ
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ
- NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ có thời hạn
- NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không thời hạn
- NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ
- NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với 1 NLĐ do thay đổi cơ cấu tổ chức
- NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với 2 NLĐ trở lên do thay đổi cơ cấu tổ chức
- NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với 1 NLĐ do thay đổi công nghệ
- NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với 2 NLĐ trở lên do thay đổi cơ cấu công nghệ
- NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với 1 NLĐ vì lý do kinh tế
- NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với 2 NLĐ trở lên vì lý do kinh tế
- NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ vì lý do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp
- NLĐ bị sa thải
Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ hợp pháp (không phổ biến)
- NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưu
- NLĐ bị tù giam
- NLĐ bị tử hình
- NLĐ bị cấm làm công việc theo HĐLĐ (bản án của Tòa án)
- NLĐ bị chết
- NLĐ bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích
- NSDLĐ là cá nhân bị chết, mất tích hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
- NLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động
- Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ
Bạn có biết vì sao chúng tôi lại chia các trường hợp NSDLĐ chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hay vì lý do kinh tế thành chấm dứt với 1 NLĐ và với 2 NLĐ trở lên không?.
Đó là vì thủ tục của 2 trường hợp này là khác nhau rất nhiều đấy. Bạn có thể tìm hiểu một chút sự khác biệt thông qua Khoản 3, Điều 13, Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
Để rõ hơn về các thủ tục, kinh nghiệm và các kiến thức luật lao động chuyên sâu liên quan đến các vấn đề về chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải thì bạn đăng ký Khóa học Luật Lao động của chúng tôi nếu có điều kiện nhé.
Khóa học sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều kiến thức chuyên sâu về luật lao động và kinh nghiệm thực chiến cực kỳ hiệu quả.
=>> Xem thêm: Khóa học Xây dựng NQLĐ & TU LĐTT
Bạn có thắc mắc về nội dung nào thì hãy để lại bình luận cho chúng tôi, chúng tôi sẽ phản hồi bạn ngay. Còn không thì hãy like và share để ủng hộ chúng tôi và đặc biệt là lưu lại để khi cần xuất chiêu nhé 🙂
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất từ HocNhanSu.Online
Chúng tôi luôn cập nhật thông tin mới nhất cho các nội dung của mình, nên hãy đăng ký ngay để theo kịp xu hướng trong ngành.