Các khoản phải đóng BHXH từ 01/01/2018 chi tiết
Các khoản phải đóng BHXH, không phải đóng BHXH từ 01/01/2018.
Chúng ta còn nhớ cách đây hơn một năm, chính là những tháng cuối năm 2017 và đầu năm 2018. Trong giới nhân sự, đi đâu cũng nghe xôn xao về việc quy định các khoản phải đóng BHXH từ ngày 01/01/2018. Nhưng liệu thực hư bao gồm các khoản nào và trong mỗi chúng ta ai đã từng biết rõ về các khoản đó.
Hãy cùng Hocnhansu.online – Học Nhân sự Online điểm lại các khoản phải đóng BHXH từ 01/01/2018 nhé.
Các khoản phải đóng BHXH từ 01/01/2018
1. Mức lương theo công việc hoặc chức danh trong thang bảng lương (theo K1, Đ4, TT 47/2015)
Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do NSDLĐ xây dựng.
2. Các loại phụ cấp như (theo K1, Đ30, TT 59/2015)
- PC chức vụ, chức danh
- PC trách nhiệm
- PC nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- PC thâm niên
- PC Khu vực
- PC lưu động
- PC thu hút
- PC có tính chất tương tự
3. Các khoản (theo điểm a, K3, Đ4, TT 47/2015)
– Xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương trong hợp đồng
– Trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương
Xem thêm: Khóa học Thuế TNCN từ A – Z
Các khoản không phải đóng BHXH từ 01/01/2018
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác như:
- Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
Theo điểm 2.3, K2, Đ6, QĐ 595/QĐ-BHXH.
Xem thêm: Mức đóng BHXH 2020 mới nhất
Các khoản chưa rõ có phải đóng BHXH từ 01/01/2018
Các khoản này luật không quy định rõ là phải đóng BHXH nhưng chúng ta không tự khẳng định nó là các khoản không phải đóng nên tạm thời để các khoản này vào mục chưa rõ cho khách quan và đảm bảo tính luật pháp.
Bao gồm:
- PC lương gắn với quá trình làm việc, kết quả công việc, được trả thường xuyên hoặc không thường xuyên
Theo điểm b, K2, Đ4, TT47/2015. - Các khoản bổ sung khác, xác định được mức tiền cụ thể, cùng với mức lương trong HĐLĐ, trả không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương
Theo điểm a, K3, Đ4, TT 47/2015. - Các khoản bổ sung khác, không xác định được mức tiền cụ thể, gắn với QT làm việc, KQ công việc, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên
Theo điểm b, K3, Đ4, TT 47/2015.
File excel thống kê các khoản phải đóng BHXH
Hiện tại, Hocnhansu.online – Học Nhân sự Online đã thống kê 1 file excel rất chi tiết và bài bản theo 2 chiều:
Chiều thứ nhất: Các điều luật quy định về các khoản đóng BHXH từ 01/01/2018, điều luật nào ở văn bản nào hướng dẫn cho điều luật nào rất là chi tiết. Giúp các bạn hình dung được tổng thể quy định của pháp luật lao động về vấn đề này.
Chiều thứ hai: Quy định về kết cấu tiền lương để có thể so sánh được cấu phần nào pháp luật lao động quy định phải đóng BHXH từ 01/01/2018 và cấu phần nào không. Giúp các bạn có được bức tranh chung cho vấn đề này.
Ảnh: Một phần của file excel về các khoản phải đóng BHXH từ 01/01/2018.
Xem thêm: Khóa học Luật lao động.
Tất cả đều được hướng dẫn chi tiết và có điều luật trích dẫn cụ thể. Các bạn hãy download file excel này tại link dưới nhé.
Download tại đây
Trên là chi tiết các khoản phải đóng, không phải đóng và chưa rõ có phải đóng BHXH từ 01/01/2018 hay là không? Các bạn tham khảo và ứng dụng vào trong công tác C&B của mình nhé.
Nếu có nhu cầu hiểu rõ, tổng quan và nắm được các kiên thức về C&B, các bạn hãy tham gia khóa học này nhé.
Hãy like, share để ủng hộ chúng tôi và đừng quên để lại câu hỏi nếu bạn thắc mắc tại phần bình luận.
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất từ HocNhanSu.Online
Chúng tôi luôn cập nhật thông tin mới nhất cho các nội dung của mình, nên hãy đăng ký ngay để theo kịp xu hướng trong ngành.