• Khóa Học
  • Dịch Vụ
  • Blog
  • Tài Nguyên
    • Thuật ngữ Nhân sự
    • Tài liệu Nhân sự
    • Công cụ Nhân sự
  • Về Chúng Tôi
    • Giới Thiệu
    • Trở Thành Giảng Viên
    • Đăng kýĐăng nhập
HocNhanSu.Online
  • Khóa Học
  • Dịch Vụ
  • Blog
  • Tài Nguyên
    • Thuật ngữ Nhân sự
    • Tài liệu Nhân sự
    • Công cụ Nhân sự
  • Về Chúng Tôi
    • Giới Thiệu
    • Trở Thành Giảng Viên
  • Đăng kýĐăng nhập

HR Risk Management

  • Trang chủ
  • Blog
  • HR Risk Management
  • 3 tại chỗ là gì?, làm HR đừng bảo không biết!
3 tai cho la gi

3 tại chỗ là gì?, làm HR đừng bảo không biết!

Admin 02/04/2022

Nội dung

  1. Phương án “3 tại chỗ” là gì?
    1. Mục đích của phương án “3 tại chỗ”
    2. Phương án “3 tại chỗ” do ai nghĩ ra?
    3. Doanh nghiệp nào có thể áp dụng phương án “3 tại chỗ”?
    4. Thành công bước đầu và đang dần cho thấy sự thất bại!?
    5. Các phương án nào đang áp dụng song song

Phương án “3 tại chỗ” là gì?

Bạn cũng đồng ý với mình rằng, mấy hôm nay, đâu đâu ai cũng nói về phương án “3 tại chỗ” trong công cuộc chống dịch Covid-19. Khắp các trang báo đài, thời sự hay các trang mạng xã hội đều nhắc tới phương án này một cách dày đặc.

Vậy đó là phương án gì mà hot thế. Chắc chắn bạn cũng chưa rõ lắm phải không!?

 

Bạn là HR, bạn nên nắm rõ việc này, vì nó liên quan đến CBNV của mình, liên quan đến sự tồn vong doanh nghiệp của bạn.

Bạn đừng quá lo lắng, khi sếp giao cho mình nghiên cứu thực hiện phương án “3 tại chỗ”. Thực ra nó cũng không quá phức tạp đâu, quan trọng là doanh nghiệp của bạn có đáp ứng được các điều kiện để thực hiện hiệu quả.

Hiểu đơn giản “3 tại chỗ” có nghĩa là: sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ và ngủ nghỉ tại chỗ.

3 tại chỗ là gì?
Phương án 3 tại chỗ là gì?

Mục đích của phương án “3 tại chỗ”

Mục đích của phương án này là nhằm đảm bảo các cơ sở sản xuất vẫn hoạt động bình thường. Tránh đứt gãy chuỗi cung ứng và thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế”. Phương án “3 tại chỗ” giúp CBNV tách bạch riêng biệt với cộng đồng nhằm hạn chế lây nhiễm để phục vụ sản xuất. Tránh trường hợp sau giờ làm CBNV về ăn uống, ngủ nghỉ mỗi người mỗi ngã và dẫn đến nguy cơ nhiễm covid-19 rất cao. Và có thể nói phương án “3 tại chỗ” là biện pháp cứu cánh cuối cùng cho các doanh nghiệp sản xuất có thể hoạt động trong mùa dịch.

Phương án “3 tại chỗ” do ai nghĩ ra?

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo 19 tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 từ ngày 19/07/2021.

Bên cạnh đó, để tăng cường công tác phòng chống dịch, nhiều địa phương đã có những biện pháp mạnh, đó là thực hiện “3 tại chỗ” đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất như Tp.Hcm, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Long An…  Và yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nếu không đáp ứng “3 tại chỗ” thì phải dừng hoạt động.

Biện pháp này cũng đã thực hiện hiệu quả tại Đà Nẵng, Bắc Ninh và Bắc Giang trong các đợt dịch trước nên cũng không rõ là ai nghĩ ra. Nhưng có một điều rõ ràng là nội dung này không nêu rõ trong chỉ thị 16.

Doanh nghiệp nào có thể áp dụng phương án “3 tại chỗ”?

Phương án “3 tại chỗ” hầu như chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất, còn đa số các doanh nghiệp khác sẽ áp dụng cơ chế “work from home”, “remote work” hay chia tách theo nhiều địa điểm, văn phòng, nhiều tầng cách biệt với nhau.

 

Để áp dụng biện pháp “3 tại chỗ” các doanh nghiệp phải có sự phê duyệt của chính quyền địa phương hay Ban Quản lý KCN – KCX. Ngoài ra, còn phải đảm bảo một số tiêu chí nhất định do Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội – Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam – Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam quy định tại Công văn 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM.

Cụ thể, doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về:

– Phương án giãn cách, chia ca kíp đảm bảo an toàn;

– Đảm bảo điều kiện về nơi lưu trú tập trung của người lao động (nếu thực hiện việc lưu trú tập trung) theo quy định;

– Đảm bảo chất lượng bữa ăn, sức khỏe người lao động.

Thành công bước đầu và đang dần cho thấy sự thất bại!?

Trong đợt dịch thứ 4, Đà Nẵng, Bắc Ninh và Bắc Giang đã triển khai thành công phương án “3 tại chỗ” và đến nay cơ bản đã kiểm soát được các ca F0 và 100% các doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Phương án này cũng được rất nhiều các doanh nghiệp tại các tỉnh miền Nam áp dụng rất thành công nhưng cũng có một số doanh nghiệp thất bại. Điển hình như BIFA, Timberland, Action Composites Hightech Industries, New Fortune,…

Lý do có lẽ đến từ việc không đảm bảo đầy đủ các tiêu chí và quản lý thiếu chặt chẽ khi áp dụng phương án “3 tại chỗ”.

Các phương án nào đang áp dụng song song

Ngoài phương án “3 tại chỗ”, hiện tại rất nhiều doanh nghiệp cũng áp dụng một số phương án khác như: “3 cùng”, “2 địa điểm, 1 con đường”.

  • “3 cùng” có nghĩa là: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm. Về bản chất nó cũng chính là phương án “3 tại chỗ” nhưng phương án này không phải mới nghĩ ra để chống dịch covid-19. Mà là một phương án của Quân đội, CAND khi cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân trong một số chương trình.
  • “2 địa điểm, 1 cong đường” có nghĩa là: Địa điểm sản xuất riêng (nhà máy) và địa điểm cư trú riêng (nhà trọ tập trung, ký túc xá). Và doanh nghiệp phải đảm bảo tất cả CBNV chỉ ăn, ngủ, nghỉ, làm việc tại hai địa điểm này và di chuyển trên 1 con đường duy nhất.

Có một phương án nữa đó là “5 nguyên tắc và 4 tại chỗ” nhưng đây không phải là phương án áp dụng cho các doanh nghiệp. Mà là phương án áp dụng cho các cơ quan chống dịch đó là: “Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch” và “Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ”. Nên các bạn không được nhầm lẫn ha.

 

Nếu các bạn là HR, hãy nghiên cứu kỹ để áp dụng các biện pháp hữu ích này nhé. Và đừng quên follow fanpage của Hocnhansu.online – Học Nhân sự Online để cập nhật nhiều kiến thức nhân sự hữu ích.

Cùng chia sẻ tới mọi người bạn ha!
FacebookLinkedInTwitter

Tag:2 địa điểm 1 con đường, 3 cùng, 3 tại chỗ, 3 tại chỗ là gì?, covid-19

author avatar
Admin

Bài trước

HR Report, phân tích yêu cầu và cách xây dựng

Bài sau

Chính sách hỗ trợ covid dành cho doanh nghiệp

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

Theo dõi chúng tôi

Tìm kiếm

Đăng ký nhận tài liệu

ĐĂNG KÝ
Đăng ký thành công.
Thank you!

Chuyên mục

  • Compensation & Benefits
  • Employee Engagement
  • HR Business Partner
  • HR Data Analytics
  • HR Risk Management
  • HR Strategy
  • Organization Development
  • Performance Management
  • Talent Acquisition
  • Talent Development
  • Total Rewards
  • Workforce Planning

Bài viết mới

  • Span of Control là gì? Cách áp dụng hiệu quả trong quản lý
  • eNPS là gì? Bộ câu hỏi và cách tính điểm của eNPS
  • 03 khái niệm HR cần nắm rõ khi Phân tích Dữ liệu Nhân sự
  • 05 bước xây dựng định biên nhân sự
  • Đánh giá 360 độ (360 degree feedback), những điều cần biết
  • Job band là gì? Salary band là gì?

Khóa học phổ biến

Khóa học Tiền lương chuyên sâu

Khóa học Tiền lương chuyên sâu

1,399,000₫
Khóa học Xây dựng Chi phí Nhân sự (HR Budget)

Khóa học Xây dựng Chi phí Nhân sự (HR Budget)

1,299,000₫
Khóa học Xây dựng HR Dashboard bằng Data Studio

Khóa học Xây dựng HR Dashboard bằng Data Studio

899,000₫
Khóa học Google Data Studio (Looker Studio) từ A – Z

Khóa học Google Data Studio (Looker Studio) từ A – Z

999,000₫
Khóa học Thuế TNCN từ A – Z

Khóa học Thuế TNCN từ A – Z

499,000₫
Khóa học Luật Lao động

Khóa học Luật Lao động

699,000₫
footer-hoc-nhan-su-logo

Nền tảng cung cấp kiến thức, tài liệu và các khóa học để giúp bạn trở thành một nhà quản trị nhân sự xuất sắc.

LIÊN HỆ

  •   info@hocnhansu.online
  •   0963.198.936
  •   KĐT Vinhomes Smart City, Hà Nội

QUY ĐỊNH VÀ CHÍNH SÁCH

Chính Sách Bảo Mật Thông Tin
Chính Sách Và Quy Định Chung
Quy Định Mua, Hủy, Sử Dụng Khóa Học
Đăng Ký Trở Thành Giảng Viên

HƯỚNG DẪN VÀ HỖ TRỢ

Hướng Dẫn Đăng Ký Khóa Học
Hướng Dẫn Trao Đổi Với Giảng Viên
DCMA

© 2022 | HocNhanSu.Online | All rights reserved.

Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Chưa là thành viên? Đăng ký ngay

Đăng ký

Đã là thành viên? Đăng nhập ngay