Cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất, cần xem ngay
Cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất
Cách tính trợ cấp thôi việc không còn xa lạ gì với những người làm nhân sự vì chúng ta phải thường xuyên tính loại trợ cấp này cho người lao động khi họ nghỉ việc. Nhưng kể từ ngày 15/12/2018 đã có một chút thay đổi về quy định tính trợ cấp thôi việc, liệu các bạn làm nhân sự chúng ta đã cập nhật chưa!?
Sau đây, hãy cùng Hocnhansu.online – Học Nhân sự Online điểm qua sự thay đổi mới nhất về trợ cấp thôi việc nào.
Cách tính trợ cấp thôi việc có gì thay đổi?
Quy định về tính trợ cấp thôi việc cũng có nhiều nội dung. Vậy, nội dung nào được thay đổi?
Thì đó chính là quy định về thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc nhé các bạn.
Nội dung này được thêm, bớt và điều chỉnh một số loại thời gian dùng để tính hưởng trợ cấp thôi việc, được quy định tại Khoản 5, Điều 1, Nghị định 148/2018/NĐ-CP và có hiệu lực từ 15/12/2018.
Vậy, cụ thể là thay đổi cái gì? Ok, chúng ta sẽ làm rõ sau, trước mắt chúng ta cần điểm lại quy định cũ một chút đã.
Cách tính trợ cấp thôi việc:
Cách tính trợ cấp thôi việc cũ
Nội dung này được quy định tại Khoản 2, Điều 48, Bộ Luật Lao động 2012 và được hướng dẫn lại bởi Điểm a, Khoản 3, Điều 14, Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.Điểm a, Khoản 3, Điều 14, Nghị định 05/2015/NĐ-CP
Điểm nhanh qua một chút về các điều luật được trích dẫn trong này.
Điều 110 là quy định về thời gian nghỉ hằng tuần theo quy định nội quy lao động của công ty các bạn, không nhất thiết là thứ bảy hay chủ nhật đâu nhé.
Điều 111 quy định về số ngày nghỉ phép của chúng ta các bạn nhé.
Điều 112 chính là quy định về số ngày phép tăng lên theo thâm niên, cứ 5 năm tăng thêm 1 ngày phép.
Điều 115 chính là quy định về số ngày nghỉ lễ, nghỉ tết.
Khoản 1, Điều 116 quy định về ngày được nghỉ khi bản thân kết hôn, con kết hôn hay một trường hợp không đáng nhắc đến đó là tứ thân phụ mẫu, vợ con qua đời.
Điều 129 quy định về thời gian tạm đình chỉ công việc trong 1 số trường hợp cụ thể nếu xét thấy để NLĐ tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh khi điều tra xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất nhé.
Xem thêm: Khóa học Thuế TNCN từ A – Z
Cách tính trợ cấp thôi việc mới
Nội dung mới được quy định tại Khoản 5, Điều 1, Nghị định 148/2018/NĐ-CP và có hiệu lực từ 15/12/2018 như sau:
Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động; thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 của Bộ luật lao động.Khoản 5, Điều 1, Nghị định 148/2018/NĐ-CP
Nhìn qua, các bạn có thể thấy không có thay đổi nhiều, các điều luật liên đới mình vừa chia sẻ ở trên vẫn không có gì thay đổi. Có một số thay đổi nhỏ chúng ta cùng tìm hiểu kỹ ở bên dưới.
Sự khác biệt giữa cách tính trợ cấp thôi việc cũ và mới
Sự khác biệt giữa cách tính trợ cấp thôi việc cũ và mới
Các bạn cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây để thấy sự khác biệt (thay đổi), nhớ đọc kỹ nhé.
=> Xem thêm Khóa học Xây dựng NQLĐ & TU LĐTT.
Điểm a, khoản 3, điều 14, nghị định 05/2015 (hiệu lực từ 01/03/2015) | Khoản 5, điều 1, nghị định 148/2018/NĐ-CP (hiệu lực từ 15/12/2018) | Kết luận |
Thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động | Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động | Đã loại bỏ:Thời gian đã làm việc thực tế theo hợp đồng thử việc
Thời gian đã làm việc thực tế theo hợp đồng học nghề, tập nghề |
Thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội | Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động | Loại bỏ một số thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH |
Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương | Thêm một số thời gian nghỉ theo nghĩa vụ công dân nếu được NSDLĐ trả lương như nghĩa vụ quân sự, bầu cử vv… | |
Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội; | Thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 của Bộ luật lao động. | Thời gian bị tạm đình chỉ công việc là được tính không kể có bị phạm tội hay khôngBỏ thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội |
Đây là một trong những phần trích nhỏ về Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc trong Khóa học Luật lao động của Hocnhansu.online – Học Nhân sự Online Các bạn tham khảo để đăng ký khóa học rất chất lượng, hữu ích và giá lại rất ưu đãi này nhé.
Cách tính trợ cấp thôi việc mới và một số lưu ý quan trọng
Cách tính trợ cấp thôi việc mới và một số lưu ý quan trọng
Ok, vậy là chúng ta sẽ áp dụng thời gian dùng để tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ theo Khoản 5, Điều 1, Nghị định 148/2018/NĐ-CP kể từ ngày 15/12/2018, ngày có hiệu lực của Nghị định 148/2018/NĐ-CP đó các bạn nhưng các bạn cần chú ý Khoản 3 và Khoản 4, Điều 2 của nghị định này quy định thêm như sau:
3. Trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà người sử dụng lao động chưa tính trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động thì thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được xác định theo văn bản quy phạm pháp luật hiện hành tại thời điểm hợp đồng lao động chấm dứt.
4. Trường hợp hợp đồng lao động có hiệu lực trước ngày Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành mà hợp đồng lao động có thỏa thuận thời gian thử việc thì thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm bao gồm cả thời gian thử việc trong hợp đồng lao động.Khoản 3 & 4, Điều 2, Nghị định 148/2018/NĐ-CP
Khoản 3 có nghĩa là các hợp đồng chấm dứt trước ngày nghị định này có hiệu lực thì các bạn áp dụng theo Điểm a, Khoản 3, Điều 14, Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Các bạn phải phân biệt được thời gian nào tính theo quy định nào để tính cho chính xác.
Khoản 4 có nghĩa là thực tế có hai kiểu làm hợp đồng cho thời gian thử việc, đó là làm hợp đồng thử việc riêng và trường hợp còn lại là lồng ghép thời gian thử việc vào trong hợp đồng lao động luôn.
Và Khoản 4 này là đang quy định cho trường hợp thứ 2, cụ thể trong hợp đồng lao động mà có ghi thời gian thử việc mà hợp đồng này có hiệu lực trước ngày 01/05/2013 (ngày có hiệu lực của BLLĐ 2012) thì đến nay các bạn cũng phải tính thời gian thử việc là thời gian dùng để chi trả trợ cấp thôi việc mà không tuân theo Khoản 5, Điều 1, Nghị định 148/2018/NĐ-CP.
Đến đây chúng ta lại phải kết luận 1 điều đó là: Nếu thời gian thử việc trước ngày 01/05/2013 mà được làm thành hợp đồng thử việc riêng thì tại thời điểm này (từ ngày 15/12/2018, ngày có hiệu lực của Nghị định 148/2018/NĐ-CP) thì thời gian thử việc này không được dùng để tính trợ cấp thôi việc, còn tại thời điểm đó mà thời gian thử việc được lồng ghép trong hợp đồng lao động thì đến nay thời gian thử việc vẫn được dùng để tính trợ cấp thôi việc. Các bạn nhớ nhé.
Chúc các bạn tính toán đúng trợ cấp thôi việc cho người lao động của mình. Nếu các bạn chưa rõ phần nào hay cần trao đổi thêm thì nhớ để lại bình luận cho mình nhé. Và đừng quên share để cho nhiều bạn nhân sự khác cùng biết nha.
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất từ HocNhanSu.Online
Chúng tôi luôn cập nhật thông tin mới nhất cho các nội dung của mình, nên hãy đăng ký ngay để theo kịp xu hướng trong ngành.