03 mảng kiến thức cần có của HRBP
Kiến thức cần có của HRBP
HRBP là một ý tưởng được Dave Ulrich phổ biến vào cuối những năm 1990s. Ông coi HRBP như một cố vấn chiến lược nhân sự, một người làm việc sát sao với các lãnh đạo để giải quyết bài toán sản xuất kinh doanh, vận hành bằng phương án nhân sự và không hề nhúng tay tới các hoạt động của HR.
Tuy nhiên, gần đây khi HRBP du nhập vào Việt Nam một cách rầm rộ thì chúng ta lại có nhiều khái niệm và vị trí thú vị xung quanh HRBP. Việt Nam chúng ta là vậy, luôn có những đổi mới và sáng tạo bất ngờ,…
Nhiều công ty vẫn coi HRBP là một vị trí cấp cao trong bộ phận nhân sự của mình nhưng cũng có công ty coi HRBP là một chức năng (functions) và có nhiều vị trí để thực hiện chức năng đó.
Dù sao đi nữa, để thực hiện tốt các công việc của một HRBP, đòi hỏi bạn phải có kiến thức ở nhiều mảng khác nhau.
03 mảng kiến thức cần có của HRBP
Theo Semos Cloud – một công ty công nghệ trong lĩnh vực nhân sự cực kỳ nổi tiếng trên thế giới, HRBP cần phải hội tụ đầy đủ 3 mảng kiến thức lớn sau:
(Các mảng kiến thức mà HRBP cần có)
Company’s industry sector – Ngành nghề kinh doanh
HRBP là người thường xuyên làm việc với các lãnh đạo để giúp họ giải quyết các bài toán kinh doanh, vận hành bằng nguồn lực nhân sự.
Nếu bạn không am hiểu về ngành nghề kinh doanh của công ty thì thật khó để bạn có thể nói “ngôn ngữ kinh doanh” cùng các lãnh đạo của mình.
Khi đó, bạn sẽ không thực sự hiểu vấn đề và hoàn thành tốt được vai trò của bạn.
Business acumen – Am hiểu kinh doanh
Khi bạn đã có kiến thức về ngành nghề kinh doanh của công ty, không đồng nghĩa bạn sẽ am hiểu các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình.
Bạn ngồi họp cùng ban lãnh đạo để nghe báo cáo kinh doanh mà bạn không nắm được các chỉ số về tình hình kinh doanh hiện tại.
Bạn không biết AOV là gì? CAC hay EBITDA là gì thì khá khó để bạn nắm bắt được bối cảnh và vấn đề hiện tại của công ty mình.
Khi đó, bạn sẽ đưa ra các quyết định không phù hợp về mặt nhân sự.
HR – Kiến thức nhân sự
Tất nhiên rồi, bạn phải nắm được kiến thức nhân sự tổng thể, để có thể hiểu và giải quyết được toàn diện các vấn đề mà “đối tác kinh doanh” của bạn gặp phải.
Mặt khác, các mảng HR là cánh tay phải, là “khí tài” của bạn, bắt buộc bạn phải có kiến thức tổng quát để có thể “sử dụng” hiệu quả nó.
Và tất nhiên, thế mạnh của bạn trong HR phải nằm ở tầm hoạch định, chiến lược và khả năng quy hoạch, lãnh đạo thay vì khả năng vận hành, đúng không nào?
Như vậy, kiến thức cần có của HRBP bao gồm: kiến thức về lĩnh vực kinh doanh của tổ chức, kiến thức liên quan đến kinh doanh và kiến thức nhân sự.
Một chút chia sẻ ngắn cùng bạn, chúng ta sẽ có nhiều kiến thức và bài viết dài hơn về HRBP.
Hãy ủng hộ và theo dõi chúng tôi nhé.
Nice day & do the best you can.
Thanks & see u!
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất từ HocNhanSu.Online
Bài Viết Liên Quan
Chúng tôi luôn cập nhật thông tin mới nhất cho các nội dung của mình, nên hãy đăng ký ngay để theo kịp xu hướng trong ngành.