Farewell là gì?
Farewell là gì? Các lợi ích thiết thực của Farewell
Farewell là chia tay một ai đó.
Hiện nay, nhiều công ty tổ chức Farewell party để chia tay CBNV vào ngày làm việc cuối cùng (last day) của họ. Nhưng cũng rất rất nhiều công ty không coi trọng việc này, có hay không là do các phòng ban hay đồng nghiệp tự tổ chức.
Các công ty đó nghĩ rằng, người cũ ra đi rồi thì thôi nên họ không quan tâm lắm đến farewell. Họ chỉ coi trọng những người mới, những người sẽ mang lại giá trị cho họ trong thời gian tới. Nên thường thì buổi định hướng, chào đón nhân viên mới (orientation) trong quá trình onboarding được chú trọng hơn.
Thực tế cho thấy, Farewell là một trong những điểm chạm (touch point) cực kỳ quan trọng trong quá trình offboarding (nghỉ việc) hay trải nghiệm nhân viên (employee experience).
Như vậy, bạn đã nắm rõ Farewell là gì rồi đúng không? Giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu các lợi ích thiết thực của nó.
Các lợi ích của Farewell là gì?
Các doanh nghiệp cần phải xem trọng và chú tâm, phải xây dựng chương trình Offboarding bài bản.
Vì làm tốt Farewell sẽ mang lại những lợi ích thiết thực sau:
- Recognition (sự ghi nhận): Đây là 1 trong 5 yếu tố của Total rewards, làm tốt việc này giúp CBNV lúc nghỉ việc cảm thấy được ghi nhận và xứng đáng với những gì họ đóng góp trong thời gian qua.
- Employee experience (trải nghiệm nhân viên): không làm tốt Farewell thì coi như cả quá trình trải nghiệm nhân viên trước đó là thất bại. Mặt khác, các nhân sự hiện tại cũng thấy được viễn cảnh của mình và điều đó làm ảnh hưởng đến sự trải nghiệm của họ.
- Risk management (quản trị rủi ro): làm tốt Farewell sẽ tránh được những kiện tụng không đáng có và có thể nhờ support cho nhân sự thay thế khi cần. Hay đơn giản là không đầu quân cho đối thủ, không leak thông tin ra ngoài.
- Employee branding (thương hiệu tuyển dụng): làm Farewell không tốt sẽ làm cho CBNV mất thiện cảm với công ty. Họ sẽ không giới thiệu, thậm chí là ngăn cản các ứng viên tiềm năng khác. Word of mouth của họ về công ty chắc chắn là không mấy positive, và dở tệ nhất là bị review xấu trên các website/ group review công ty.
- Employee engagement (gắn kết nhân viên): khi cảm thấy được tôn trọng, họ sẽ cố đóng góp những giá trị cuối cùng cho công ty. Thể hiện qua việc, họ sẽ thẳng thắn nói lên những vấn đề khi làm exit interview, để DN có insights, tiến đến hạn chế những CBNV nghỉ việc tương tự.
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất từ HocNhanSu.Online
Chúng tôi luôn cập nhật thông tin mới nhất cho các nội dung của mình, nên hãy đăng ký ngay để theo kịp xu hướng trong ngành.