Skip to main content

Chuyên mục Glossary: Workforce Planning

Headcount là gì?

Headcount là gì? Ý nghĩa của Headcount là gì?

Headcount là đơn vị đề cập đến số lượng nhân sự hiện tại của tổ chức/ doanh nghiệp.

Một headcount tương đương với một nhân sự, không phân biệt là nhân sự full time hay part time.

Cách tính của headcount là gì?

Có sự khác biệt giữa hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ trong việc tính toán headcount. Phần lớn các công ty ở Châu Âu đều không tính những nhân viên ký hợp đồng dịch vụ là headcount của họ. Thay vào đó, họ tính các nhân viên này bằng đơn vị FTE sẽ chính xác hơn.

Nhưng cũng tùy thuộc vào cách tính của mỗi công ty, cũng có công ty coi hợp đồng dịch vụ là headcount. Ví dụ như ở Việt Nam chúng ta hay nói với nhau rằng: tổng headcount là…, trong đó headcount chính thức là…

Như vậy, cách tính của headcount rất đơn giản, bằng việc đếm số lượng nhân viên của chúng ta. Còn việc đưa những đối tượng nào vào để tính headcount thì phụ thuộc vào mục đích của từng doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa FTE và headcount là gì?

Về cơ bản FTE và Headcount là hoàn toàn khác nhau.

Bạn có thể thấy được sự khác nhau rõ rệt giữa chúng qua ví dụ sau:

Giả sử nhóm của bạn có 2 nhân viên: 1 người làm full time và 1 người làm part time (4 giờ/ngày).

Nếu tính theo headcount sẽ là: 2

Nếu tính theo FTE sẽ là: 1.5

Ý nghĩa của Headcount là gì?

Headcount có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong kinh doanh nói chung và quản trị nhân sự nói riêng.

Chúng ta có thể kể đến một số giá trị thiết thực mà nó mang lại như sau:

  • Hoạch định nhân sự cần thiết/ phù hợp cho các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
  • Dự trù chi phí nhân sự cần thiết để phân bổ dòng tiền hợp lý hơn
    Tham khảo: Khóa học Xây dựng Chi phí Nhân sự
  • Tính toán hiệu suất/ hiệu quả kinh doanh (doanh thu bình quân đầu người,…)
  • Xây dựng cơ cấu tổ chức hiệu quả, tối ưu
  • Thiết kế không gian, diện tích phù hợp

Full Time Equivalent – FTE là gì?

Full Time Equivalent – FTE là gì?

Số ít trong chúng ta nắm được Full Time Equivalent – FTE là gì? Dù chúng ta đã bắt gặp nó rất nhiều lần.

Và đây là một định nghĩa đơn giản và dễ hiểu về Full Time Equivalent – FTE dành cho bạn.

Full Time Equivalent – FTE là tương đương toàn thời gian. Nó là một đại lượng nhân sự, để biểu thị cho một nhân sự toàn thời gian cố định.

Công thức tính Full Time Equivalent – FTE là gì?

Full Time Equivalent – FTE được tính theo công thức:

FTE = Workload (Khối lượng công việc tính theo giờ)/ Working time norm (Định mức thời gian làm việc)

Ví dụ:

Để làm hết công việc của bộ phận C&B trong 1 tuần phải mất 200 giờ (workload).

Mà công ty làm việc 8×5=40 giờ/tuần (working time norm).

Thì sẽ cần 200/40=5 FTEs để hoàn thành công việc.

Còn nếu working time norm là 48 giờ/tuần thì cần 200/48=4.2 FTEs mà thôi.

Sự khác biệt giữa Headcount và FTE là gì?

Full Time Equivalent – FTE hoàn toàn khác biệt với Headcount – đại lượng nhân sự, cái mà chúng ta sử dụng phổ biến hơn.

Sự khác biệt để thể hiện rõ ràng qua ví dụ sau:

Công ty bạn có 3 nhân viên A, B, C tức là 3 headcounts

Nhưng A, B làm 4hr/ngày còn C làm 8hr/ngày

Thì tổng FTE = 4/8+4/8+8/8 = 2 FTEs

Như vậy, nếu tính theo headcount thì là 3, còn tính theo FTE chỉ là 2.

HR Buget là gì?

HR Budget hay còn gọi là Ngân sách Nhân sự – là nói đến toàn bộ chi phí, chi cho hoạt động nhân sự, mà một tổ chức cần đầu tư, trong một khoảng thời gian cụ thể.

HR Budget thường là phần chi phí lớn nhất, trong tổng chi phí của doanh nghiệp, trung bình thường chiếm khoảng 60-80%.

Tuy nhiên, con số này phụ thuộc nhiều vào ngành nghề, giai đoạn phát triển và đặc thù của từng doanh nghiệp.

HR Budget bao gồm rất nhiều cấu phần, nhưng có thể chia thành 2 nhóm chính:

  • Nhóm chi phí chi trả cho CBNV. Ví dụ như Lương, thưởng, phúc lợi,…
  • Nhóm chi phí chi cho các hoạt động của Bộ phận Nhân sự. Ví dụ như chi phí tuyển dụng, chi phí đào tạo,…

Cách xây dựng chi phí cho mỗi nhóm cũng hoàn toàn khác nhau:

  • Với nhóm chi phí chi trả cho CBNV: Thì dựa vào số lượng headcounts và chi phí chi trả cho từng headcounts, để từ đó tính toán nên tổng chi phí.
  • Còn đối với chi phí dành cho các hoạt động của Nhân sự: Thì dựa vào kế hoạch hành động (action plan) trong kỳ, để từ đó có thể tính toán chi phí cho các hoạt động đó.