• Khóa Học
  • Dịch Vụ
  • Blog
  • Tài Nguyên
    • Thuật ngữ Nhân sự
    • Tài liệu Nhân sự
    • Công cụ Nhân sự
  • Về Chúng Tôi
    • Giới Thiệu
    • Trở Thành Giảng Viên
    • Đăng kýĐăng nhập
HocNhanSu.Online
  • Khóa Học
  • Dịch Vụ
  • Blog
  • Tài Nguyên
    • Thuật ngữ Nhân sự
    • Tài liệu Nhân sự
    • Công cụ Nhân sự
  • Về Chúng Tôi
    • Giới Thiệu
    • Trở Thành Giảng Viên
  • Đăng kýĐăng nhập

Merit Pay là gì?

  • Trang chủ
  • Compensation & Benefits
  • Merit Pay là gì?
Merit Pay là gì?

Merit Pay là gì?

MBA. Son Anh 09/03/2023

Merit Pay là gì?

Merit Pay là gì? Bạn đã từng nghe đến khái niệm này chưa? Thực sự là nó rất quen thuộc với chúng ta đấy!

Merit Pay là hệ thống trả lương dựa trên hiệu suất làm việc của nhân viên. Theo đó, đãi ngộ của nhân viên sẽ phụ thuộc vào mức hoàn thành mục tiêu/ tiêu chuẩn đề ra của công việc (Performance). Theo hệ thống này, những nhân viên có thành tích tốt sẽ được hưởng mức đãi ngộ cao hơn và ngược lại.

Merit Pay được sử dụng như một cách thức để động viên và thúc đẩy nhân viên làm việc chăm chỉ và nỗ lực hơn. Ngoài ra, hệ thống này cũng giúp nhân viên cảm thấy được ghi nhận và tạo nên sự thi đua hiệu suất với nhau.

Nguồn gốc ra đời của Merit Pay là gì?

Merit Pay đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử của con người. Tuy nhiên, hệ thống Merit Pay hiện đại như chúng ta biết ngày nay, được phát triển từ những năm 1950 – 1960 ở Mỹ.

Merit Pay được phát triển để tăng cường tính công bằng và khuyến khích hiệu suất làm việc trong các tổ chức, đặc biệt là trong các công ty và doanh nghiệp. Merit Pay đã được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, kinh doanh. Và ngày nay nó đã trở thành một hệ thống trả lương phổ biến trong nhiều tổ chức và công ty trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, Merit Pay vẫn đang đối mặt với nhiều tranh cãi và thách thức về tính công bằng và động cơ của nhân viên trong việc đạt được các mục tiêu đề ra. Do đó, việc áp dụng Merit Pay cần phải được thực hiện một cách cẩn thận và đúng đắn để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của nó.

Một số ví dụ về Merit Pay

Một vài ví dụ nổi bật về việc áp dụng Merit Pay tại Việt Nam, để giúp bạn hiểu rõ hơn Merit Pay là gì:

Ví dụ 1: Lương cơ bản của nhân viên kinh doanh hay công nhân được điều chỉnh hàng tháng/ quý (tăm/ giảm) theo doanh số/ sản lượng đạt được. Thường được chia ra thành các Level, tương ứng với từng Level là Mức lương cơ bản khác nhau, và cũng có những điều kiện tăng bậc/ hạ bậc nhất định.

Ví dụ 2: Các quy định về Thưởng hoa hồng (Incentive) hay Thưởng hiệu suất (Performance bonus), đều có những mức thưởng tương ứng cho từng mức hiệu suất (Loại A+, A,…).

Ưu điểm của Merit Pay là gì?

Merit Pay mang lại nhiều lợi ích cho công ty và nhân viên, bao gồm:

  • Động lực: Merit Pay khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ hơn. Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, để có mức đãi ngộ tốt hơn.
  • Giữ chân nhân tài: Khi được trả lương xứng đáng, các nhân tài sẽ gắn kết hơn và nỗ lực cống hiến cho tổ chức.
  • Đào thải nhân sự yếu kém: Các nhân sự thường xuyên không đạt mục tiêu sẽ có tâm lý tự ra đi và chúng ta phải tuyển dụng thay thế liên tục.
  • Nâng cao hiệu quả làm việc: Merit Pay tạo nên không khí thi đua giữa các nhân viên với nhau, sẽ giúp việc thúc đẩy hiệu suất của toàn tổ chức.
  • Phát triển nhân viên: Merit Pay giúp nhân viên không ngừng cải thiện kỹ năng và năng lực của mình để đạt được mục tiêu công việc và mức đãi ngộ tốt hơn.
Merit Pay là gì?
Merit Pay là gì?

Nhược điểm của Merit Pay là gì?

Merit Pay cũng gặp phải một số thách thức, bao gồm:

  • Không dễ áp dụng: Muốn áp dụng Merit Pay hiệu quả, công ty phải có bộ tiêu chí (Goals, KRs, KPIs) rõ ràng cho từng vị trí công việc và cá nhân.
  • Mất nhiều nguồn lực vận hành: Để có thể chi trả đãi ngộ theo Merit Pay, doanh nghiệp cần tổ chức đo lường và đánh giá hiệu suất thường xuyên.
  • Dễ bị mất công bằng: Không làm tốt, Merit Pay sẽ có tác dụng ngược, đó là gây mất công bằng và đoàn kết nội bộ.
  • Dễ bị biến động nhân sự: Các nhân viên sẽ chịu áp lực rất lớn khi không đạt được mục tiêu và theo thời gian họ sẽ ra đi.

Các bước triển khai Merit Pay là gì?

Các bước triển khai Merit Pay có thể khác nhau tùy theo từng công ty và ngành nghề.

Nhưng chúng ta có thể liệt kê một số bước thường xuyên được sử dụng để triển khai Merit Pay như sau:

  • Thiết lập mục tiêu: Trước khi triển khai Merit Pay, công ty cần thiết lập mục tiêu cho từng cá nhân một cách rõ ràng và đảm bảo nguyên tắc SMART.
  • Đo lường và đánh giá hiệu suất: Khi thiết lập được các mục tiêu một cách rõ ràng và giao xuống cho từng cá nhân. Chúng ta cần phải xây dựng hệ thống đo lường và đánh giá mục tiêu định kỳ. Để có thể lấy kết quả hoàn thành mục tiêu làm căn cứ cho việc chi trả đãi ngộ theo Merit Pay.
  • Xây dựng chính sách đãi ngộ: Chính sách đãi ngộ phải được hoàn thiện để phục vụ cho hệ thống Merit Pay. Chính sách phải đảm bảo quy định rõ ràng cho từng ví trị công việc, tương ứng với từng mức hoàn thành mục tiêu và các mức đãi ngộ kèm theo. Chính sách đãi ngộ phải rõ ràng, chi tiết, công bằng và có khả năng tạo động lực cho nhân viên.
  • Chi trả đãi ngộ: Dựa vào kết quả hoàn thành mục tiêu định kỳ và chính sách đãi ngộ ban hành, chúng ta sẽ tiến hành chi trả đãi ngộ tương ứng cho nhân viên.
  • Đánh giá và điều chỉnh: Đánh giá mức độ hiệu quả của từng bước, từng vị trí và chính sách, để đưa ra sự điều chỉnh phù hợp và không ngừng hoàn thiện.

Sự khác biệt giữa Lương 3P và Merit Pay là gì?

Giống nhau giữa Lương 3P (Performance, Position, Person) và Merit Pay đó là đều dựa vào yếu tố Performance (Hiệu quả công việc) để chi trả đãi ngộ.

Tuy nhiên, Lương 3P và Merit Pay về cơ bản là khác nhau theo các khía cạnh nổi bật sau:

  • Mục đích: Lương 3P nhằm mục đích trả lương đúng người, đúng việc, đúng hiệu suất. Còn Merit Pay chỉ tập trung vào yếu tố hiệu suất, để khuyến khích nhân viên đạt mục tiêu.
  • Cấu trúc đãi ngộ: Lương 3P thường tập trung vào yếu tố lương cơ bản, còn Merit Pay tập trung vào cả lương cơ bản và lương/ thưởng hiệu suất (Incentive/ Performance Bonus).
  • Tần suất điều chỉnh: Lương 3P thường có tần suất điều chỉnh lâu hơn Merit Pay. Lương 3P thường sẽ xem xét điều chỉnh 1-2 lần/năm, còn Merit Pay có thể thay đổi theo tháng/ quý.

Tag:Incentive pay là gì, merit pay khác gì lương 3p, merit pay là gì

author avatar
MBA. Son Anh

Tốt nghiệp MBA (Master of Business Administration) - NEU (ĐH Kinh tế Quốc Dân) và có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhân sự tại FPT, Vingroup, One Mount Group.

Kinh nghiệm:
- HR Policy & Benefits Director cum Organizational Effectiveness Director (Giám đốc Chính sách Phúc lợi kiêm Giám đốc Quản trị Hiệu quả Tổ chức) tại SeABank.
- FCPO Program - Future Chief People Officer (hàm PGĐ Trung tâm Hành chính - Nhân sự) tại Topica Edtech Group
- Lead các mảng: HRBP, C&B, HR Policy, HR Data Analytics, Talent Management, Organization Development tại VinID, VinShop, One Mount Group (thuộc Vingroup, Techcombank)
- HR Policy & Project Expert tại FPT Corporation (Hội sở Tập đoàn).
- C&B, Recruitment, L&D Specialist tại FPT Trading (nay là FPT Synex)
- Founder HocNhanSu.Online - Học Nhân Sự Online.

Thành tích:
- Trạng nghề Nhân sự FPT.
- Cố vấn, ra đề & giám khảo cuộc thi chuyên môn nhân sự ngành dọc hàng năm toàn Tập đoàn FPT.
- Giảng viên nội bộ ngành dọc Nhân sự toàn tập đoàn FPT.
- Top 16 Trạng Nguyên FPT 2016.
- Giảng viên nội bộ VinID, VinShop, One Mount Group.
- Từng là thành viên trẻ tuổi nhất Hiệp hội Nhân sự Việt Nam - HRA (Hiệp hội của các Giám đốc, Quản lý về Nhân sự).

Bài trước

Phantom Shares là gì?

Có thể bạn cũng thích

Đi làm ngày nghỉ bù, tính lương như thế nào?
Đi làm ngày nghỉ bù, tính lương như thế nào?
Trắc nghiệm Luật Lao động
Trắc nghiệm Luật Lao động, kèm đáp án và chấm điểm
Chinh sach ho tro covide danh cho doanh nghiep
Chính sách hỗ trợ covid dành cho doanh nghiệp

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

Theo dõi chúng tôi

Tìm kiếm

Đăng ký nhận tài liệu

ĐĂNG KÝ
Đăng ký thành công.
Thank you!

Chuyên mục

  • Compensation & Benefits
  • Employee Engagement
  • HR Business Partner
  • HR Data Analytics
  • HR Risk Management
  • HR Strategy
  • Organization Development
  • Performance Management
  • Talent Acquisition
  • Talent Development
  • Total Rewards
  • Workforce Planning

Bài viết mới

  • Span of Control là gì? Cách áp dụng hiệu quả trong quản lý
  • eNPS là gì? Bộ câu hỏi và cách tính điểm của eNPS
  • 03 khái niệm HR cần nắm rõ khi Phân tích Dữ liệu Nhân sự
  • 05 bước xây dựng định biên nhân sự
  • Đánh giá 360 độ (360 degree feedback), những điều cần biết
  • Job band là gì? Salary band là gì?

Khóa học phổ biến

Khóa học Tiền lương chuyên sâu

Khóa học Tiền lương chuyên sâu

1,399,000₫
Khóa học Xây dựng Chi phí Nhân sự (HR Budget)

Khóa học Xây dựng Chi phí Nhân sự (HR Budget)

1,299,000₫
Khóa học Xây dựng HR Dashboard bằng Data Studio

Khóa học Xây dựng HR Dashboard bằng Data Studio

899,000₫
Khóa học Google Data Studio (Looker Studio) từ A – Z

Khóa học Google Data Studio (Looker Studio) từ A – Z

999,000₫
Khóa học Thuế TNCN từ A – Z

Khóa học Thuế TNCN từ A – Z

499,000₫
Khóa học Luật Lao động

Khóa học Luật Lao động

699,000₫
footer-hoc-nhan-su-logo

Nền tảng cung cấp kiến thức, tài liệu và các khóa học để giúp bạn trở thành một nhà quản trị nhân sự xuất sắc.

LIÊN HỆ

  •   info@hocnhansu.online
  •   0963.198.936
  •   KĐT Vinhomes Smart City, Hà Nội

QUY ĐỊNH VÀ CHÍNH SÁCH

Chính Sách Bảo Mật Thông Tin
Chính Sách Và Quy Định Chung
Quy Định Mua, Hủy, Sử Dụng Khóa Học
Đăng Ký Trở Thành Giảng Viên

HƯỚNG DẪN VÀ HỖ TRỢ

Hướng Dẫn Đăng Ký Khóa Học
Hướng Dẫn Trao Đổi Với Giảng Viên
DCMA

© 2022 | HocNhanSu.Online | All rights reserved.

Đăng nhập

Quên mật khẩu?

Chưa là thành viên? Đăng ký ngay

Đăng ký

Đã là thành viên? Đăng nhập ngay