fbpx
Skip to main content
Thông Báo

Khóa học Total Rewards (Global standards) đang có ưu đãi hơn 1 triệu!

Với phương châm "học từ người giỏi nhất, với chi phí tiết kiệm nhất", HocNhanSu.Online đã kết hợp với True Talent Academy để chia sẻ Khóa học Total Rewards tới Cộng đồng Nhân sự.

Khóa học Total Rewards cung cấp kiến thức chuẩn toàn cầu, GV là Total Rewards Leader của Cargill (Tập đoàn tư nhân có doanh thu lớn nhất Hoa Kỳ) và nhiều năm kinh nghiệm tại Hay Group, McKinsey & Company.

Hiện tại Khóa học đang có ưu đãi hơn 1 triệu nếu đăng ký trong hôm nay. Hãy truy cập đường link để tham khảo.

https://academy.truetalent.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-total-rewards/

Thông Báo

GV MBA. Son Anh triển khai đào tạo People Analytics cho FPT Software

Chúng tôi rất lấy làm vinh hạnh và tự hào khi GV MBA. Son Anh đã hoàn thành 02 ngày đạo tạo trực tiếp (Inhouse) cho bộ phận HR của FPT Software về People Analytics.

Chương trình đào tạo đã thành công tốt đẹp và điểm đánh giá đào tạo tương đối cao 4.51/5.

Một lần nữa xin cảm ơn FPT Software đã tin tưởng và đồng hành với các GV của chúng tôi.

Khóa học HR Analytics

Khóa học HR Analytics

Khóa học HR Analytics

Khóa học HR Analytics

Thông Báo

Chính thức ra mắt Diễn đàn Nhân sự

Xin chào!

Như bạn biết đấy, HocNhanSu.Online ra đời mang một sứ mệnh đó là cung cấp các Tài nguyên chất lượng cho Cộng đồng Nhân sự Việt Nam.

Và xin thông báo với bạn rằng, hôm nay chúng tôi đã cho ra mắt Diễn đàn Nhân sự (tab Diễn Đàn). Diễn đàn sẽ giúp chúng ta cùng nhau hỏi đáp và thảo luận các vấn đề về chuyên môn để cùng nhau tiến bộ.

Bạn hãy bắt đầu tạo một tài khoản để cùng nhau hỏi đáp, thảo luận và được cộng đồng ghi nhận nhé!

Nice day <3

Thông Báo

HocNhanSu.Online tiến hành nâng cấp website

Xin chào bạn!

Lời đầu tiên xin được cảm ơn bạn vì đã và đang ủng hộ HocNhanSu.Online trong suốt chặng đường vừa qua.

Và như bạn thấy chúng tôi vừa mới nâng cấp website để mang thêm nhiều tài nguyên tới cộng đồng, cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng.

Chúng tôi biết rằng quá trình này sẽ gặp một số sai sót không đáng có và chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục nó sớm nhất trong nay mai.

Rất xin lỗi vì sự bất tiện này.

HocNhanSu.Online team.

Thẻ: thuế tncn 2020

Tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ khác có chịu thuế TNCN không?

Tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo có chịu thuế TNCN không?

Vừa nhận lương tháng này xong, tôi luôn thắc mắc câu hỏi tiền thuê nhà có chịu thuế TNCN không? Quả thật, đi làm nhân sự được mấy năm, cũng có những thành tựu nhất định trong nghề nhưng tôi vẫn quay đi quẩn lại vòng lặp: nhận lương, trả tiền thuê nhà và đóng thuế.

Mong sao bậc thuế lũy tiến giảm đi một chút nữa, vì thực tế 35% vẫn là khá cao. Nhìn hình dưới là các bạn biết như thế nào rồi nhé, nhất là các bạn làm nhân sự.

So sánh thuế TNCN giữa các nước
(Ảnh: So sánh thuế TNCN giữa các nước trong khu vực năm 2016)

Xem thêm: Khóa học Thuế TNCN từ A – Z

Tiền thuê nhà có chịu thuế TNCN không?

Một mong muốn nữa là được công ty thuê nhà cho và cứ lưu hóa đơn chứng từ cuối năm mà quyết toán thuế thì còn gì bằng. Thực tế, tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo được giảm thuế đấy nhưng các bạn chú ý giúp là tiền thuê nhà, điện, nước và các dịch vụ kèm theo có đặc điểm dưới đây nhé:

Theo Khoản 2, Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC (trình tự logic nội dung này như sau: nội dung gốc quy định tại tiết đ.1, điểm đ, khoản 2, điều 2, thông tư 111/2013/TT – BTC, sau đó được sửa đổi bởi Điều 11, Thông tư 151/2014/TT-BTC và tiếp tục được sửa đổi bởi khoản 2, điều 11, thông tư 92/2015/TT-BTC).

Khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động.Khoản 2, Điều 11, Thông tư 92/2015/TT-BTC

Nghĩa là: lợi ích về nhà ở, điện nước, và các dịch vụ kèm theo như internet, cáp quang, thang máy vv… mà do người sử dụng lao động cung cấp miễn phí thì được giảm trừ thuế khoản này.

>> Xem thêm: Khóa học Xây dựng NQLĐ & TU LĐTT

>> Xem thêm: Thuế Thu nhập cá nhân: các khoản giảm trừ chi tiết

Còn trường hợp, ở luôn tại văn phòng thì không được mà tính khoản thu nhập chịu thuế như dưới:

Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.

Nghĩa là: nếu văn phòng là do công ty thuê mà người lao động sử dụng a diện tích trong văn phòng thì lấy tổng tiền thuê văn phòng, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền thang máy… hàng tháng chia cho tổng diện tích văn phòng và nhân với a để tính được thu nhập tính thuế trong tháng của nhân viên đó.

Còn nếu văn phòng là do công ty tự xây dựng thì lấy tổng chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác theo tháng chia cho tổng diện tích văn phòng và nhân với a để tính được thu nhập tính thuế trong tháng của nhân viên đó.

Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.

=>> Xem thêm: Khóa học Luật lao động.

Ví dụ: Chị Hằng được công ty trả hộ tiền thuê chung cư với chi phí là 6 triệu đồng/tháng. Thu nhập chịu thuế trong 07/2019 của chị Hằng là 30 triệu đồng (không bao gồm 6 triệu đồng tiền nhà do công ty trả). Vậy:

Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo phải chịu thuế = 30.000.000 * 15% = 4.500.000 đ

Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo được giảm trừ thuế (không tính vào thu nhập chịu thuế) = 6.000.000 – 4.500.000 = 1.500.000 đ.

Các bạn có thể tham khảo thêm về infographic thuế TNCN tại đây.

Trên là chi tiết về việc tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo có chịu thuế TNCN không? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy để lại bình luận chúng ta cùng trao đổi nhé.

Và đừng quên ủng hộ chúng tôi bằng cách like và share bài viết hữu ích này.

Thuế Thu nhập cá nhân 2023 mới nhất

Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Pháp luật hiện tại quy định về Thuế thu nhập cá nhân rất là phức tạp và khiến cho những người làm nhân sự như chúng ta rất khó để nắm trọn hết các kiến thức về Thuế thu nhập cá nhân và áp dụng đúng vào công việc thực tế. Chẳng hạn như, đầu tiên chợt nghĩ thì hai khái niệm các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân và các khoản miễn trừ thuế thu nhập cá nhân xem ra không khác nhau nhưng thực tế đang được quy định lại rất khác nhau.

Chúng ta cùng đi tìm hiểu các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân trước còn các khoản miễn thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân mình sẽ chia sẻ ở một bài khác vì hiện tại nội dung bài này khá nhiều sẽ gây khó cho các bạn để nắm hết nội dung chia sẻ.

Hiểu rõ khái niệm các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Hiểu rõ khái niệm các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta hãy cùng hiểu rõ khái niệm các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân là gì?

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể khái niệm này nhưng chúng ta có thể hiểu: các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân là các khoản được quy định là không tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Xem thêm: Khóa học Thuế TNCN từ A – Z

Các khoản phụ cấp, trợ cấp được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Các khoản phụ cấp, trợ cấp được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Các bạn nhớ giúp mình là chỉ một số khoản (mình đánh dấu màu xanh) được quy định dưới đây (theo điểm b, khoản 2, điều 2, thông tư 111/2013/TT-BTC) không phải là tất cả các khoản phụ cấp, trợ cấp đâu nhé.

 Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

Ví dụ: Trợ cấp, phụ cấp đối với những người có công với cách mạng như thương binh, bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, bà mẹ Việt Nam anh hùng…

Các bạn có thể tìm hiểu Nghị định 99/2018/NĐ-CPNghị định 58/2019/NĐ-CP để nắm rõ hơn các phụ cấp, trợ cấp này. Nó sẽ giúp các bạn tính toán chính xác thuế thu nhập cá nhân cho các đối tượng này hay là hỗ trợ bạn rất nhiều khi làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

Ví dụ: Quân nhân, công nhân viên quốc phòng, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến…

Các bạn tìm hiểu kỹ hơn các đối tượng này và mức trợ cấp, phụ cấp tại Nghị định 102/2018/NĐ-CP nhé.

Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

Ví dụ: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp được quy định tại Thông tư 162/2018/TT-BQP chẳng hạn.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

Ví dụ: các ngành nghề như giáo viên, dầu khí, khai khoáng vv…

Các bạn căn cứ vào quy định phụ cấp độc hại, nguy hiểm do tổ chức mình ban hành hay tổ chức mình áp dụng theo quy định của ngành nghề để có thể tính chính xác thuế thu nhập cá nhân cho người lao động.

Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

Ví dụ: các loại phụ cấp thu hút và khu vực cho giáo viên, cho những người lao động đi làm việc tại các khu vực có điều kiện sinh hoạt khó khăn, khí hậu khắc nghiệt vv…

Tương tự, các bạn cũng căn cứ quy định của tổ chức mình về loại phụ cấp này nhé.

  • Trợ cấp khó khăn đột xuất;
  • Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
  • Mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản;
  • Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động;
  • Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng;
  • Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp;
  • Và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

Các loại này Luật lao động và Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản pháp luật liên quan đã quy định quá rõ rồi, các bạn có thắc mắc gì cứ trao đổi với mình ở phần bình luận bên dưới.

Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Các cá nhân thuộc diện hộ nghèo, người cao tuổi, trẻ mồ côi, người bị nhiễm HIV không còn sức lao động vv…

Các đối tượng này cũng ít gặp khi chúng ta tính thuế thu nhập cá nhân, nếu gặp thì thường là thu nhập thấp, không có phần thu nhập tính thuế. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, các bạn nên biết để dùng khi cần, tham khảo thêm Văn bản hợp nhất 762/VBHN-BLĐTBXH năm 2019.

Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.

Ví dụ: Các phụ cấp về thư ký, người giúp việc, bác sĩ theo dõi sức khỏe, ban bảo vệ vv…

Loại phụ cấp này chỉ dành cho các lãnh đạo cấp cao ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước và có lãnh đạo cấp cao của nhà nước tham gia điều hành.

Công ty các bạn thuộc các loại này thì tham khảo thêm Thông tư 117/2005/TT-BNV.

  • Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật;
  • Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC, như sau:

Nội dung sửa đổi: thêm đối tượng “người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.”

  • Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật;
  • Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc;
  • Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

Ví dụ: người làm nhân viên y tế thôn, ấp, bản, buôn, làng, sóc thì sẽ có phụ cấp hàng tháng.

Các bạn xem thêm Quyết định 75/2009/QĐ-TTg nếu cần.

Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

Ví dụ: Giáo viên, giảng viên ngành Giáo dục; Công nhân các giàn khoan ngành Dầu khí; Bác sĩ, hộ lý ngành Y tế; phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi nghề một số ngành vv…

Các bạn tham khảo thêm công văn 1381/TCT-TNCN nếu cần.

Một số chú ý

Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Nghĩa là: Quy định là như vậy nhưng nếu áp dụng thì cần phải căn cứ vào các văn bản pháp luật cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Hiện tại, thì đã có đầy đủ các văn bản pháp luật quy định về việc này như mình đã chia sẻ cụ thể với các bạn ở trên.

Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.

Nghĩa là: Các doanh nghiệp không thuộc khu vực nhà nước (tức là các doanh nghiệp không do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, hay có sở hữu nhưng cổ phần, vốn góp không chi phối (tức là từ 49% trở xuống), có thể căn cứ để tính trừ tương đương hoặc ban hành riêng quy định nhưng định mức tính trừ không được cao hơn đối với từng loại.

Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Nghĩa là: Cái này như mình nói ở ý trên thì phần vượt định mức quy định của nhà nước cho mỗi loại sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

Nghĩa là: Khi doanh nghiệp tuyển người lao động nước ngoài hay cử người lao động Việt Nam đi làm việc ở chi nhánh nước ngoài chẳng hạn. Thì thường có một khoản trợ cấp chuyển vùng 01 lần để hỗ trợ người lao động các chi phí ổn định cuộc sống ban đầu để làm việc. Đây là một khoản giúp giảm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động.

Hiện tại, Luật thuế TNCN và các văn bản liên quan không quy định hạn mức về khoản trợ cấp này. Tuy nhiên nó cũng phải ở mức phù hợp với đối tượng người lao động và quốc gia làm việc nên chúng ta xem xét mức hợp lý để đưa vào hợp đồng.

Một yếu tố cần chú ý nữa là để được giảm thuế thu nhập cá nhân cho khoản này. Chúng ta phải ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng khoản trợ cấp này tại một trong các hồ sơ sau:

  • Hợp đồng lao động;
  • Thỏa ước lao động tập thể hoặc Quy chế tài chính của Công ty

thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Các bạn xem công văn Tổng cục thuế TP. Hồ Chí Minh trả lời công văn của Công ty Glandore Việt Nam ngày 10/08/2017 tại đây

Tiền thuê nhà, điện, nước và các dịch vụ kèm theo

Tiền thuê nhà, điện, nước và các dịch vụ kèm theo có được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân?

Cái này các bạn cũng chú ý giúp mình là tiền thuê nhà, điện, nước và các dịch vụ kèm theo có đặc điểm dưới đây. Không phải các bạn lấy các hợp đồng thuê nhà, điện, nước và các dịch vụ kèm theo của người lao động, của mình rồi giảm trừ thuế thu nhập cá nhân các khoản đó là không được đâu nhé!

Theo Khoản 2, Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC (trình tự logic nội dung này như sau: nội dung gốc quy định tại tiết đ.1, điểm đ, khoản 2, điều 2, thông tư 111/2013/TT – BTC. Sau đó được sửa đổi bởi Điều 11, Thông tư 151/2014/TT-BTC và tiếp tục được sửa đổi bởi khoản 2, điều 11, thông tư 92/2015/TT-BTC).

  • Khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp;
  • Nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động. 

Nghĩa là: Lợi ích về nhà ở, điện nước, và các dịch vụ kèm theo như internet, cáp quang, thang máy vv… mà do người sử dụng lao động cung cấp miễn phí thì được giảm trừ thuế khoản này.

Còn trường hợp, ở luôn tại văn phòng thì không được mà tính khoản thu nhập chịu thuế như dưới:

Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.

Nghĩa là: Nếu văn phòng là do công ty thuê mà người lao động sử dụng a diện tích trong văn phòng thì lấy tổng tiền thuê văn phòng, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền thang máy… hàng tháng, chia cho tổng diện tích văn phòng và nhân với a để tính được thu nhập tính thuế trong tháng của nhân viên đó.

Còn nếu văn phòng là do công ty tự xây dựng thì lấy tổng chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác theo tháng chia cho tổng diện tích văn phòng và nhân với a để tính được thu nhập tính thuế trong tháng của nhân viên đó.

Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ. Nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.

Ví dụ: Chị Hằng được công ty trả hộ tiền thuê chung cư với chi phí là 6 triệu đồng/tháng. Thu nhập chịu thuế trong 07/2019 của chị Hằng là 30 triệu đồng (không bao gồm 6 triệu đồng tiền nhà do công ty trả). Vậy:

Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo phải chịu thuế = 30.000.000 * 15% = 4.500.000 đ

Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo được giảm trừ thuế (không tính vào thu nhập chịu thuế) = 6.000.000 – 4.500.000 = 1.500.000 đ.

Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền

Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền có được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân?

Theo mục 3, chương III, thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung cho tiết đ.2, điểm đ, khoản 2, điều 2, thông tư 111/2013/TT – BTC:

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam). Thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), … mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.

Còn trường hợp, doanh nghiệp mua cho người lao động bảo hiểm không bắt buộc và có tích lũy về phí thì phải chịu thuế thu nhập cá nhân cho khoản này.

Theo đ.3.1, điểm đ, khoản 2, điều 2, thông tư 111/2013/TT-BTC:

Khoản phí hội viên (như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao…) nếu thẻ có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng. Trường hợp thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

Còn nếu ghi đích danh cho cá nhân nào thì tính cho cá nhân đó, ghi đích danh nhóm cá nhân nào thì chia đều cho nhóm cá nhân đó.

Theo đ.3.2, điểm 3, khoản 2, điều 2, thông tư 111/2013/TT-BTC:

Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ… nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,…

Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… có được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân?

Theo tiết đ.4, điểm đ, khoản 2, điều 2, thông tư 111/2013/TT-BTC:

Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Các bạn có thể tham khảo thêm thông tư 40/2017/TT-BTC để rõ hơn về nội dung này.

Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các bạn thấy ở đây quy định là “mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”. Vậy, chúng ta cùng đi tìm hiểu Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản liên quan quy định cái gì nhé!

Đối với Phụ cấp Công tác phí

Theo khoản 2.9, điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế Thu nhập doanh nghiệp, quy định:

Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.

– Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.

– Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.

Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

Thuế Thu nhập doanh nghiệp đã được quy định như trên, vậy thuế thu nhập cá nhân của cá nhân người đi công tác thì sẽ tính theo 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Công ty không khoán định mức công tác phí dành cho người lao động đi công tác thì cái này được coi là chi phí doanh nghiệp, không phải là thu nhập từ tiền lương, tiền công, phụ cấp nên chắc chắn phần này không phải tính thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp 2: Công ty khoán định mức công tác phí cho người lao động và khoản khoán định mức này được hiểu là khoản phụ cấp công tác phí (tiền lương, tiền công, phụ cấp). Do đó, nếu phụ cấp vượt định mức do doanh nghiệp quy định thì phần vượt phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Còn nằm trong định mức do doanh nghiệp quy định thì không phải chịu thuế thu nhập cá nhân các bạn nhé.

Nếu các bạn có hỏi là mức trần cho định mức khoán chi là bao nhiêu thì mình thưa với bạn rằng là chưa có quy định cụ thể nhé. Do các doanh nghiệp quy định ở mức hợp lý và được xác thực bằng các hóa đơn, chứng từ dành cho công tác phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều mà những người làm nhân sự như chúng ta cần làm đó là xây dựng quy định công tác phí một cách rõ ràng, hiệu quả. Và nhớ là xem xem cái nội dung luật quy định ở trên về thuế thu nhập doanh nghiệp đã được quy định trong quy chế tài chính hay quy chế nội bộ của doanh nghiệp chưa vì nó là điều kiện cần.

Tiền phụ cấp điện thoại

Theo công văn 1166/TCT-TNCN ngày 21/03/2016 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế tỉnh Bình Định:

Về Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân:

Trường hợp Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau:

  • Hợp đồng lao động;
  • Thỏa ước lao động tập thể;
  • Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn;
  • Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty

Được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì Khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN. Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Mức trần của mức khoán chi hiện tại không có văn bản pháp luật nào quy định mà các doanh nghiệp tự quy định mức khoán chi sao cho phù hợp và có hóa đơn chứng từ khi tính thuế TNDN.

Theo công văn 8214/CT-TTHT ngày 24/08/2017 của Tổng cục thuế TP. Hồ Chí Minh gửi Công ty Keppel Land Việt Nam:

Trường hợp Công ty chi hỗ trợ tiền điện thoại cho người lao động bằng tiền (thanh toán hàng tháng cùng với tiền lương) được quy định trong sổ tay nhân viên và chính sách, quy chế của Công ty hoặc tại Hợp đồng lao động thì khoản trợ cấp này là thu nhập từ tiền lương, tiền công và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Trường hợp Công ty chi hỗ trợ tiền điện thoại cho người lao động để phục vụ sản xuất kinh doanh, có hóa đơn hợp pháp mang tên, địa chỉ và mã số thuế Công ty thì khoản chi trả này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Như vậy, theo các công văn trên của Tổng cục thuế, Cục thuế TP. Hồ Chí Minh thì những người làm nhân sự như chúng ta muốn người lao động không phải chịu thuế TNCN từ phụ cấp điện thoại thì phải làm đồng thời các việc sau:

– Kiểm tra Quy chế Tài chính hoặc Quy chế nội bộ của doanh nghiệp xem đã quy định chi phí chi phụ cấp điện thoại cho người lao động đã được quy định chưa, nếu chưa thì tham vấn Ban lãnh đạo để sửa đổi, bổ sung.

– Xây dựng Quy định về chi phí điện thoại quy định rõ điều kiện hưởng, mức hưởng của từng đối tượng.

– Không chi trả phụ cấp điện thoại bằng tiền vào lương hàng tháng mà tiến hành mua thẻ điện thoại có hóa đơn, chứng từ đầy đủ để phát cho nhân viên hàng tháng nhằm đảm bảo khoản chi phí này được trừ khi tính thuế TNDN (vì có hóa đơn, chứng từ đầy đủ). Đó là tiền đề để người lao động nhận phụ cấp điện thoại được trừ khoản này khi tính thuế TNCN.

Tiền phụ cấp trang phục

Theo khoản 2.7 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:

Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ.

Khoản 2.7 này đang quy định về các chi không được trừ khi tính thuế TNDN và phần chi trang phục bằng viện vật này luật không quy định là người lao động nhận được hiện vật có hay không phải chịu thuế TNCN.

Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Tương tự trên thì điều này có nghĩa là nếu chi trang phục bằng tiền không vượt qúa 05 triệu đồng/người/năm thì khoản chi này được miễn thuế TNDN và người lao động nhận khoản chi này cũng được miễn thuế TNCN.

Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.

Tương tự, 2 nội dung trên.

Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa

Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa có được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân?

Theo tiết g.5, điểm g, khoản 2, điều 2, thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thì không tính thuế TNCN với khoản sau:

Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân. Nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.

Theo quy định của khoản 4, điều 22, thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH thì mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đ/người/tháng.

Như vậy, nếu chi vượt 730.000 đ/người/tháng thì mức chi vượt sẽ bị tính thuế TNCN.

Khoản tiền đám hiểu, đám hỉ

Khoản tiền đám hiểu, đám hỉ có được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân?

Theo khoản 4, điều 3, Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định:

Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như:

  • Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;
  • Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị;
  • Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;
  • Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;
  • Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập;
  • Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động;
  • Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này);
  • Và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp

Nghĩa là: Các khoản phúc lợi như trên, trong đó có chi đám hiếu hỉ cho bản thân và gia đình người lao động nếu tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế. Thì doanh nghiệp được trừ khoản phúc lợi này khi tính thuế TNDN, còn bản thân NLĐ có chịu thuế TNCN hay không thì chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp ở dưới nhé.

Theo điểm 2.30, khoản 2, điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:

Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Nghĩa là: Quỹ tiền lương thực hiện trong năm chính là tổng số tiền lương thự tế đã chi trả của năm quyết toán thuế đến hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán thuế (thường quy định là chậm nhất 90 ngày kể từ ngày hết năm quyết toán, thường rơi vào ngày 31/03 năm kế tiếp). Và tiền lương trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước không được cộng vào tổng quỹ lương thực tế năm nay.

Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Và theo điểm b, khoản 2, điều 3, thông tư 25/2018/TT-BTC quy định:

Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau:

  • Hợp đồng lao động;
  • Thoả ước lao động tập thể;
  • Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn;
  • Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Vậy, kết luận là:

– Tổng các khoản phúc lợi trong đó có chi cho hiếu hỉ nếu đảm bảo được trừ khi tính thuế TNDN như quy định ở trên thì được trừ thuế TNCN khi người lao động được nhận khoản đó.

– Điều các bạn nhân sự cần làm là quy định rõ ràng điều kiện và mức hưởng vào một trong các hồ sơ được liệt kê trên hoặc có thể ban hành các quy định riêng và đính kèm phụ lục trong quy chế lương thưởng.

Khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động

Khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động có được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân?

Theo tiết đ.5, điểm đ, khoản 2, điều 2, thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động. Trường hợp chỉ đưa đón riêng từng cá nhân thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân được đưa đón.

Được sửa đổi bởi khoản 4, điều 11, thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:

Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của đơn vị.

Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động

Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động có được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân?

Theo tiết đ.6, điểm đ, khoản 2, điều 2, thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động

Các khoản tiền Thưởng không tính thuế TNCN

Các khoản tiền Thưởng không tính thuế TNCN

Theo điểm e, khoản 2, điều 2, thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:

Nghĩa là: Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức thì chịu thuế TNCN, còn các khoản liệt kê sau thì không.

e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:

Ví dụ: Huân chương lao động, Huân chương Sao vàng…

e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.

e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.

e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.

e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.

e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.

e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.

e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.

Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.

e.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.

e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.

e.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

Theo điểm g, khoản 2, điều 2, thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.

g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.

Nghĩa là: Nếu người lao động hay thân nhân có chế độ BHXH thì sẽ ưu tiên thành toán BHXH trước, sau đó mới tính đến khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động. Nếu chế độ BHXH đã thanh toán hết thì 100% tiền hỗ trợ của NSDLĐ phải chịu thuế TNCN, còn nếu tiền hỗ trợ của NSDLĐ + chế độ BHXH vượt quá số tiền cần chi trả thì phần vượt đó phải chịu thuế TNCN.

g.1.3) Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm:

  • Lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí;
  • Bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.

Nghĩa là: người lao động phải lưu lại các hồ sơ này để phục vụ khi quyết toán thuế TNCN.

g.2) Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể.

 g.3) Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

 g.4) Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do:

  • Tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo chính trị;
  • Tham gia các đoàn kiểm tra giám sát;
  • Tiếp cử tri, tiếp công dân;
  • Trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành uỷ, Tỉnh ủy.

 g.6) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.

 Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại.

Nghĩa là: Khoản này miễn thuế cho vé khứ hồi của riêng người lao động và chỉ là 1 năm 1 lần. Nếu nhiều hơn 1 lần thì lần tiếp theo phải chịu thuế TNCN. Nếu có người thân cũng được NSDLĐ mua vé thì người thân phải chịu thuế TNCN cho khoản chi phí đó.

g.7) Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.

Nghĩa là: Trong hợp đồng lao động hay phụ lục hợp đồng lao động (khi bổ sung) phải ghi rõ họ tên con và bao nhiêu con để có cơ sở xác định, chứng minh con đang học chương trình từ mần non đến THPT nữa.

g.8) Các khoản thu nhập cá nhân nhận được từ các Hội, tổ chức tài trợ không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nếu cá nhân nhận tài trợ là thành viên của Hội, của tổ chức; kinh phí tài trợ được sử dụng từ nguồn kinh phí Nhà nước hoặc được quản lý theo quy định của Nhà nước; việc sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học… thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà nước hay theo chương trình hoạt động phù hợp với Điều lệ của Hội, tổ chức đó.

g.9) Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng.

Căn cứ xác định là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia nơi người nước ngoài cư trú và ngược lại.

Ví dụ: Ông X là người nước ngoài được nhà thầu dầu khí Y điều chuyển đến làm việc tại giàn khoan trên thềm lục địa Việt Nam. Theo quy định tại hợp đồng lao động, chu kỳ làm việc của ông X tại giàn khoan là 28 ngày liên tục, sau đó được nghỉ 28 ngày. Nhà thầu Y thanh toán cho ông X các khoản tiền vé máy bay từ nước ngoài đến Việt Nam và ngược lại mỗi lần đổi ca, chi phí cung cấp trực thăng đưa đón ông X chặng từ đất liền Việt Nam ra giàn khoan và ngược lại, chi phí lưu trú trong trường hợp ông X chờ chuyến bay trực thăng đưa ra giàn khoan làm việc thì không tính các khoản tiền này vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của ông X.

=>> Xem thêm: Khóa học Xây dựng NQLĐ & TU LĐTT

Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan hãy bình luận ở dưới để chúng ta cùng trao đổi nhé.

Còn không thì hãy share để lưu về tường và cho đồng nghiệp cùng biết nhé 🙂